10+ côn trùng có ích cho con người và cách dẫn dụ về vườn

Thứ tư - 30/08/2023 22:26

Côn trùng có ích là con nào? Cần làm gì để dẫn dụ côn trùng có lợi về vườn? Cùng Veque tìm hiểu chi tiết về những loài côn trùng hữu ích trong vườn nhà nhé!

con trung co ich
Ong, kiến, nhện, bọ ngựa... đều hữu ích cho khu vườn.

Bảng tổng quan về các nhóm côn trùng có ích


Để bạn đọc dễ hình dung hơn côn trùng có ích là con gì thì Veque đã phân thành 3 nhóm như sau.

 

✅ Nhóm côn trùng thiên địch

✅ Bọ ngựa, chuồn chuồn, bọ xít, bọ rùa...

✅ Nhóm côn trùng thụ phấn

✅ Các loài ong: Ong mật, ong bắp cày, ong nghệ...

✅ Nhóm côn trùng dọn vệ sinh, cải tạo đất

✅ Bọ hung, giun đất...


 

1. Côn trùng có ích là gì?

 
côn trùng có ích là con gì
Kiến ba khoang cũng có vai trò quan trọng trong vườn.


Côn trùng có ích là gì? Xin thưa với bạn đọc đó chỉ là ý niệm xuất phát từ mong muốn của con người. Bởi trên thực tế tự nhiên mỗi loại côn trùng đều đóng một vai trò riêng biệt mà không thể bàn chuyện có ích hay có hại.

Hiện nay, với những người theo đuổi xu hướng làm vườn thuận tự nhiên thì không có những câu hỏi kiểu "côn trùng có ích là con nào". Bởi với họ, mỗi loại côn trùng có mặt trong khu vườn đều có một giá trị nhất định.

Tuy nhiên, với những người làm vườn khác thì côn trùng có lợi là nhóm côn trùng giúp kiểm soát dịch hại, hỗ trợ thụ phấn và không phá rau, củ, quả... Ngược lại, nhóm côn trùng cản trở quá trình làm nông thì được xem là có hại hoặc sâu bệnh.

Trong phần sau bài viết, Veque sẽ nói rõ hơn về vấn đề này cùng cách dẫn dụ côn trùng có ích về vườn nhé.

 

2. Top 15+ côn trùng có ích trong khu vườn 

 
côn trùng có ích là con nào
Bọ cánh cam ăn rầy!


Nếu bạn đọc chưa biết côn trùng có ích là con gì thì Veque sẽ giới thiệu đến bạn 10+ côn trùng có lợi nhất, thường gặp nhất trong khu vườn nhà nhé.
 

2.1. Chuồn chuồn - côn trùng có lợi cho khu vườn


Một trong những sinh vật có ích nhất là chuồn chuồn bởi chúng là loài săn mồi và thiên địch của hàng loạt loài như: bọ trĩ, muỗi, rệp sáp...

Chính vì thế, có chuồn chuồn trong vườn sẽ giúp cây trồng phát triển tốt hơn, giúp người làm vườn không phải sử dụng nhiều biện pháp bảo vệ thực vật khác. Đặc biệt mỗi ngày chuồn chuồn có thể săn từ 50 - 100 con muỗi đấy!

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm những điều thú vị về chuồn chuồn trong bài viết trước đó Veque đã giới thiệu nhé.

 

2.2. Bọ hung giúp cải tạo đất

 
côn trùng có lợi
Bọ hung hỗ trợ cải tạo đất cực tốt.


Trong nhóm công trùng có ích không thể thiếu bọ hung. Lý do là bọ hung là loài hỗ trợ cải thiện chất lượng đất cực tốt. 

Cụ thể, chúng ta thường thấy "ở đâu có phân, ở đó có bọ hung". Chúng sẽ dùng đầu, chân trước xúc phân, trộn với đất rồi ve thành viên sau đó đẩy cục phân này đến chỗ thích hợp cho con cái đẻ trứng vào. Và sau khi con non nở ra, cục phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng.

Theo nghiên cứu khoa học, bọ hung giúp tăng độ màu mỡ cho đất, phân tán hạt, cải thiện cấu truc đất đồng thời làm giảm mầm mống những sinh vật có hại cho người lẫn vật nuôi.

 

2.3. Bọ rùa - loài thiên địch có ích trong vườn


Bọ rùa (bọ cánh cam) là loài thiên địch cực kỳ có lợi trong khu vườn. Cụ thể loài bọ rùa hỗ trợ kiểm soát sâu bệnh bằng cách ăn những loài rệp, nhện đỏ... giúp cân bằng sinh thái.

Theo một số người làm vườn thuận tự nhiên thì nếu có bọ rùa trong vườn sẽ giúp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều. Bởi một con bọ rùa mỗi ngày có thể tiêu diệt gần 100 con rệp trưởng thành!

Một số bọ rùa có ích gồm: Bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 chấm, bọ rùa vàng, bọ rùa 8 chấm...

 

2.4. Côn trùng có ích nhất là ong

 
nhóm côn trùng có ích
Bọ ngựa là thiên địch quý.


Nếu theo dõi các nhóm bỏ phố về rừng, bỏ phố về quê... bạn đọc sẽ thấy một nghịch lý: Rất nhiều người ghét ong và tìm cách diệt ong ở khu vườn. Điều họ không biết ong chính là loại côn trùng có ích nhất!

Cụ thể, ong hỗ trợ chúng ta thụ phấn cho cây trồng. Nhờ việc ong hút mật mà giúp cây sinh sản tốt hơn, đậu quả tốt hơn. Theo nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế thì ong giúp thụ phấn cho 90% mùa màng trên toàn thế giới. Nói cách khác, lượng thức ăn mà chúng ta đang tiêu thụ hàng ngày là nhờ ong!

Cũng thông tin thêm đến bạn đọc, gần đây có hiện tượng ong tan vỡ bầy đàn do thuốc trừ sâu. Vì thế hãy ngừng sử dụng thuốc trừ sâu các loại để thu hút ong về vườn nhé.

 

2.5. Bọ xít có ích hơn có hại


Tại Việt Nam có đến hàng trăm loại bọ xít, còn trên toàn thế giới là hơn 20.000 loài. Trong số này có loài bọ ăn thực vật, có loài bọ xít ăn thịt có lợi cho cây trồng.

Cụ thể với các loại bọ xít như bọ xít nâu, cổ ngỗng, mù... là loài thiên địch đã được khẳng định, thậm chí nhân nuôi dùng trong ứng dụng bảo vệ sinh học.

Bọ xít cũng là loài phân hủy thực vật. Chúng ta dễ gán cho loài bọ này hút chích hỏng trái quả, nhưng lại quên đi công lao tiêu thụ những quả thối rữa, giúp chu trình chuyển hóa nhanh hơn, các loài vi sinh có thức ăn, đất được cung cấp chất mùn, cây phát triển, và chúng ta là kẻ hưởng lợi. 

 

2.6. Các côn trùng có ích: Giun đất


Nếu theo dõi báo chí, cứ vài năm bạn đọc sẽ thấy có tình trạng: kích giun đất bán. Và hậu quả của nạn "giun tặc" này là cây chết, quả rụng như nhiều nông dân than thở.

Qua đó chúng ta sẽ thấy vai trò to lớn của giun đất như thế nào: Cải tạo đất, tăng độ mùn, giúp đất tơi xốp, thông thoáng, tạo khí cho cây trồng... Nói cách khác giun đất là côn trùng có ích nhất - nếu không có giun đất thì cây gần như không thể sống!

Theo kinh nghiệm của nhiều người, khu vườn có nhiều giun đất sẽ rất tốt cho trồng rau, trồng cây ăn quả. Ngoài ra, giun đất còn hỗ trợ giúp giảm khả năng xói mòn, cải thiện đất trồng.

 

2.7. Đừng quên bọ ngựa trong vườn


Vườn bạn có bọ ngựa không? Nếu có thì xin chúc mừng vì đây là loài thiên địch mang lại rất nhiều lợi ích cho cây trồng. Cụ thể bọ ngựa là loài săn rất nhiều sinh vật gây hại cho cây trồng như: sâu, muỗi, ruồi....
 

2.8. Một số côn trùng có ích khác


Ngoài những côn trùng có ích thường thấy ở trên thì bạn đọc đừng quên danh sách các côn trùng có lợi trong khu vườn như sau nha:
 
  • Muồm muỗm: Ăn sâu dục thân, bọ rầy

  • Ong ký sinh: Đẻ trứng vào tổ sâu

  • Nhện: Ăn các loài sâu bọ

  • Kiến ba khoang: Ăn rầy nâu, sâu cuốn lá

  • Ruồi xám: Ăn sâu cuốn lá: 

  • Con đuôi kìm: Ăn sâu đục thân và sâu cuốn lá

  • Bọ cánh cứng ba khoang: Ăn sâu cuốn lá
     

các côn trùng có ích
Bọ cánh cứng ba khoang ăn sâu cuốn lá.

3. Cách dẫn dụ côn trùng có ích về vườn


Cần làm gì để dẫn dụ côn trùng có ích về vườn? Câu trả lời là hãy tạo môi trường sống thân thiện cho chúng. Cụ thể chúng ta có thể làm các điều sau đây nhé:
 
  • 1. Trồng cây thân thiện với côn trùng: Các loài hoa nói chung

  • 2. Tạo một đống gỗ, lá khô: Giun đất thích những khu vực ẩm như gỗ, lá...

  • 3. Hãy để một khu vườn của bạn phát triển hoang dã: Vườn rừng là ưu tiên để côn trùng trú ngụ

  • 4. Tạo một đống phân trộn: Phân trộn giúp bọ hung và các loại bọ khác phát triển

  • 5. Xây ao: Ao nước là môi trường tốt để chuồn chuồn, ong các loại phát triển

  • 6. Nuôi dưỡng hàng rào của bạn: Hãy làm một hàng rào hoa đậu biếc hoặc các loại hoa khác nhé
  • 7. Trồng hoa dại: Đừng bỏ qua những loại hoa dại ở địa phương vì nó sẽ giúp thu hút côn trùng đấy!


Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về các công trùng có ích và cách để dẫn dụ chúng về vườn. Nếu bạn phát triển một khu vườn xanh lâu dài thì không thể thiếu những loại côn trùng ở trên vì thế hãy bắt tay ngay bây giờ nha!

>>>Xem thêm: Trồng cây gì để đuổi rắn


 

Tác giả bài viết: Veque

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây