Vài điều cần biết khi về vườn sống

Thứ hai - 03/06/2024 21:03

Bài viết sau chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn về cuộc sống về vườn của anh Hồ Cao Đức Quân đăng trên nhóm Một cọng rơm. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

song o vuon min
Sống ở vườn. Ảnh: Nhóm Một cọng rơm

 

Sự chênh lệch giữa phố và quê*


Người nông dân truyền thống đơn thuần chỉ có nguồn thu duy nhất đến từ vườn, sau này vì cách canh tác thiếu bền vững, họ phải làm nhiều thời gian và nhiều việc hơn để bù thêm vì nguồn thu từ vườn không còn đủ nữa. 

Khi bây giờ xã hội chuyên biệt hóa (nhiều nghề nhiều nghiệp mới) tất cả mọi thứ và tất cả đều tốn tiền, sự chênh lệch về giá trị lao động là điều không thể tránh khỏi.

 

  • Về khoản thu, hãy tưởng tượng, tôi nuôi một con gà thả vườn từ nhỏ mất khoảng từ 3 tháng để nó đạt 2kg bán 200k, trong 3 tháng tôi cũng phải bỏ công ra tìm đồ ăn và bảo vệ con gà này từ các nhân tố bên ngoài (tạm gọi là công x 90 ngày), thì tiền thu từ con gà khoảng 2k/ngày. So sánh với việc trước đây làm văn phòng tôi kiếm từ 400-700k/ngày tùy công việc. Vậy là có một khoảng cách rất lớn từ việc thu ở cv văn phòng so với thu tại vườn. 

  • Về chi tiêu, một dĩa cơm ở thành phố thời điểm đó tốn của tôi khoảng 25-30k, còn ở khu tôi sống hiện tại thì từ 20-25k, có nơi khác tôi tin là có thể rẻ hơn tầm 10-20k/dĩa cơm. Kể cả như vậy, ngày nay vật giá ở thành phố ko khác nhiều là mấy so với nông thôn.


Tất nhiên, người nông dân đơn thuần có thể nuôi hàng trăm con gà và tìm những khoản khác để có nguồn thu nhưng họ cũng phải bỏ ra nhiều chi phí, thời gian,công sức và rủi ro hơn. Mà càng vì những lý do này, đa số họ chọn độc canh (nuôi hoặc trồng) vì dễ ở nhiều khâu. 

Tôi viết một cách định lượng vậy để mọi người có cái nhìn trực quan hơn về lý do tại sao người nông dân đi theo hướng như ngày nay.

 

Những điều cần biết khi sống ở vườn*

song o vuon nh min
Nên gần gũi thiên nhiên nhiều hơn.



Vậy nếu những người về vườn sống thay đổi cách định giá sản phẩm/ công việc ko dựa vài tiền nữa mà dựa vào sức lao động trên một cá nhân thì sẽ như thế nào?
 

  1. Sẽ giống với cách quy đổi thời ông bà ngày xưa. Có nghĩa là 1 buồng chuối đổi 5 kg bơ hay một cái rổ đan đổi 3 lon gạo đại loại vậy.

  2. Mọi người sẽ cố học nhiều kỹ năng nhất có thể ở vườn để tiết kiệm thứ mình phải đổi (ít nhất là ở giai đoạn đầu)

  3. Mọi người đều lao động để tạo ra sản phẩm nên ai tay nghề cao hơn sẽ đổi được nhiều thứ hơn.

  4. Lao động ở đây sẽ được "đánh giá" rõ ràng hơn vì nó gắn chặt với những nhu cầu cần thiết tại vườn.

  5. Sức khỏe sẽ cải thiện tốt hơn vì lý do đơn giản: thức ăn từ vườn và tập thể dục cầm dao cầm cuốc hằng ngày.

  6. Sẽ bớt sử dụng máy móc hay công nghệ vì chúng là nguyên nhân gây mất cân bằng trong định giá trị dựa trên lao động từ con người.


Về bản thân, càng định lượng rõ ràng các khoản chi (gạo, mắm, muối, điện..) với các khoản thu " đến từ vườn" thì tôi dễ kiểm soát hơn những thứ tôi nghĩ là mình sợ. Ví dụ một năm tôi chỉ thu từ vườn đc 5tr thì tôi sẽ chi tiết những khoản phải chi và hạn chế phụ thuộc để nó ít hơn 5 tr đó, nhưng những năm sau đương nhiên vườn cải thiện tốt hơn thì tôi cũng thoải mái chi hơn.

Đó cũng là lý do tôi không tập trung vào một loại cây cái mà tôi có thể không hiểu) ở vườn mà tập trung dưỡng đất (cái mà tôi hiểu).

Nếu ai từng dự off rơm của hai bác nhà chắc đã nghe tới định nghĩa nông dân mặt trời, đại khái là càng không dùng những dịch vụ được xã hội quy định giá thì ta càng ít phụ thuộc vào xã hội. Có thể bạn nghĩ về vườn là tốt rồi nhưng với tôi, đó chỉ là bước khởi đầu, chỉ khi thay đổi lối sống lúc ở vườn thì mọi vấn đề đều biến mất, mọi câu trả lời đều hiện ra.

*Các Heading trong bài viết do Veque.com.vn tự đặt lại

 

Tác giả bài viết: Hồ Cao Đức Quân

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây