Ở quê, người dân thường làm một cái giàn và để mướp, khổ qua, bầu, bí leo chung. Cách làm này vừa đỡ tốn công, vừa cho nhiều rau quả chất lượng. Bài viết sau Về quê sẽ hướng dẫn bạn cách trồng mướp và khổ qua chung một giàn nhé.
Mướp, khổ qua, bầu, bí... đều ưa nắng, tối thiểu 4 giờ/ ngày.
Tưới nước sáng chiều. Khi ra trái thì tưới nhiều hơn, nhưng tránh tình trạng úng nước.
Hạt mướp, khổ qua... đều có nanh hạt (nơi sẽ nứt ra để nảy mầm), khi ươm nên hướng nanh hạt lên trên. Nếu không xác định thì có thể để hạt nằm ngang.
Đất ươm hạt cũng trộn như đất trồng (chi tiết ở dưới).
Mình sử dụng các loại đất bán ngoài tiệm cây, trộn với phân bò ủ mục (hoai) và tro trấu, xơ dừa trộn sẵn (cũng mua ngoài tiệm ). Tỷ lệ ước chừng 2 đất + 1 phân bò + 1 tro trấu.
Phân bò khô mua về bỏ vào thùng có nắp rồi tưới nước vào, nếu nhà có người uống bia thì nhờ "xả nước cứu thân" vào đó càng tốt. Khoảng 15 - 20 ngày thì có thể dùng được.
Khi mới trồng chỉ cho lượng đất bằng 1/3 hoặc 1/2 thùng xốp. Ở bài này bạn có thể dùng thùng xốp nếu không có vườn, còn nếu có vườn thì cứ trồng thoải mái nhé.
Mướp, khổ qua tồn tại lâu ngày (từ 3 - 4 tháng hoặc hơn ), vì vậy khi trồng nên chọn thùng/ chậu lớn nhất có thể.
Khi mới khoanh gốc mà lấp đất liền, phần dây bị lấp còn non dễ bị hư thối, dẫn đến chết dây. Nếu có sống thì cũng èo uột nhờ phần rễ phụ.
Việc khoanh gốc giúp cây có thêm nhiều bộ rễ phụ. Từ đó nguồn dinh dưỡng nuôi cây trái sau này sẽ dồi dào hơn.
Một tuần sau khi lấp toàn bộ phần dây khoanh thì bón phân bò khô ủ mục. Rắc phân trên khắp mặt thùng nhưng không quá gần thân dây đang bò lên trên. Sau đó phủ nhẹ lớp đất mỏng. Sao cho lượng phân + đất lúc này khoảng 1/2 hoặc 2/3 thùng.
Cũng giai đoạn này, bạn đọc lưu ý như sau:
Sau khi thu hoạch lứa thứ nhất, cây còn tốt khỏe thì chờ thu hoạch lứa thứ 2 rồi thêm phân đất lần nữa... tiếp tục cho đến khi đầy thùng xốp hoặc cây có biểu hiện tàn, cỗi.
Trường hợp chậu đã đầy phân đất mà cây còn sung, còn khả năng sinh con đẻ cái thì cơi nới thùng để thêm phân đất. " Thóc lúa đến đâu, bồ câu đến đó. ", phân đất thêm vào thì rễ sẽ ăn lên. Vì vậy, nên dùng rơm rạ hoặc hái những lá già, rác hữu cơ tủ trên mặt thùng để phần rễ mới không bị gió bụi hồng trần và nắng mưa tác động.
Khổ qua và mướp hay bị rầy trắng, rầy cám bám dưới lá, lây lan rất nhanh. Vì vậy nên thường xuyên quan sát, phát hiện lá nào cắt bỏ lá đó ngay nếu không muốn xịt các loại thuốc, kể cả các chế phẩm sinh học...Phòng và ngăn ngừa bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh.
Khổ qua hay bị ruồi vàng chích, khiến trái bị vàng, thối trong ruột. Có thể dùng bẫy bắt ruồi vàng các loại, hoặc đơn giản đeo cho nó cái bao. Khác với bao của con người, bao của khổ qua phải cắt đáy và đục thủng nhiều lỗ nó thổ nạp không khí.
Thơ rằng:
"Đeo bao mặc giáp cho Qua
Ruồi vàng ngơ ngác... trái già sao châm?
Trái non xúng xính diện đầm
Lẽ nào bay tới... âm thầm bay đi?
Vườn có bướm, ong, kiến và gió thì không cần thụ phấn. Với mướp, mỗi ngày không nhiều hoa cái nở, nếu có thể thì ngắt hoa đực úp lên hoa cái. Vừa thao tác vừa nhâm nhi:
Sáng sớm thụ phấn cho hoa
Hoa đực hoa cái... giao thoa nhẹ nhàng
Tối về thu... thụ với nàng/ chàng
Cũng như buổi sáng... nhẹ nhàng giao thoa.
Tuổi thọ hai cây này khá cao, trung bình 3 - 4 tháng hoặc hơn, tính từ lúc trồng cây con. Phân bò ủ mục vẫn là nền tảng giúp cây kéo dài tuổi thọ. Nếu có điều kiện, có thể bón thêm trùn quế, phân gà, đạm cá hoặc các loại phân hữu cơ đã chế biến khác mà bạn quen dùng. Thường xuyên cắt bỏ những lá già theo cách bỏ lá chừa lá nhưng không cắt lá mà nơi đó ra nụ hoặc đang nuôi trái, rậm rạp quá cũng dễ phát sinh sâu bệnh. Cột dây định hướng cho dây bò, hạn chế bò trườn chồng chéo lên nhau.
Ở trên là những trải nghiệm của mình với mướp, khổ qua trong trồng thùng xốp, bò chung giàn tại Sài Gòn. Mình vẫn trồng quanh năm suốt tháng bất kể thời tiết. Bạn nào có trải nghiệm khác thì xin góp ý để người mới trồng có thêm sự lựa chọn.
Mời bạn đọc xem thêm: Cách trồng ớt bằng hạt tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất
Tác giả bài viết: Mã Vô Cương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
01.07.2024
27.06.2024
07.07.2024
26.06.2024
26.06.2024
16.07.2024
05.09.2024
30.08.2024
30.08.2024
23.08.2024
22.08.2024