Cách trồng hoa lan trong chậu cho hoa nở đều bốn mùa

Thứ sáu - 29/01/2021 13:01
Cách trồng hoa lan trong chậu được xem là một thú vui tao nhã nhưng đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Bên cạnh yêu cầu cần hiểu rõ về đặc điểm của hoa lan, người trồng cần biết cách chăm sóc đặc biệt để hoa nở đều và đẹp suốt bốn mùa.
Cách trồng hoa lan trong chậu
Hoa lan được nhiều người yêu thích và chọn trồng trong chậu. Ảnh: Wikihow

Trong bài viết sau Vườn nhà sẽ giới thiệu đến bạn cách trồng loài hoa này đúng chuẩn nhất. Mời bạn cùng theo dõi!

1. Tìm hiểu về đặc điểm của hoa lan

Trước khi đi đến cách trồng hoa lan trong chậu chúng ta cùng tìm hiểu qua những đặc điểm nổi bật của giống hoa này.
  • Rễ hoa lan: Vốn là loài sống bám vào các thân gỗ lớn nên rễ hoa lan có nhiệm vụ hút dưỡng chất từ đây. Ở rễ hoa lan luôn có một lớp mô dày có nhiệm vụ hút nước chảy trên thân cây và nước trong không khí. Đây cũng là lý do khiến rễ hoa la thường có màu xám bạc đặc trưng.
  • Thân hoa lan: Tùy vào từng loại mà có lan đa thân hoặc đơn thân. Trên các thân hoa lan thường có “củ giả” - đoạn phình to thuôn dài hình trụ. Nhiệm vụ của củ giả là để dự trữ nước, chất dinh dưỡng để nuôi hoa lan.
  • Lá hoa lan: Mỗi loại hoa lan lại có một loại hình dáng khác nhau. Có loại lá hoa lan mọng nước, cũng có loại lá dạng phiến mỏng. Thông thường đa số các lá hoa lan gấp theo gân hình chữ V, có màu xanh bóng.
  • Hoa của hoa lan: Thường loài này cho những cành hoa đối xứng, mỗi bông có 6 cánh với kích thước khác nhau. Mỗi loại sẽ có một màu sắc nhất định. Ngoài ra, điểm tạo nên vẻ đẹp của hoa lan chính là cánh môi - loại cảnh nổi bật với những cánh còn lại.
  • Quả hoa lan: Ở giữa các bông hoa sau khi thụ phấn, cánh hoa héo, rụng thì sẽ hình thành quả hoa lan. Trong quả sẽ có nhiều hạt nhỏ.

2. Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa lan trong chậu

Để trồng hoa lan trong chậu giúp cây phát triển tốt, bà con cần lưu ý và thực hiện theo hướng dẫn sau.
 

2.1. Cách chọn thời vụ, chậu và giá thể để trồng hoa lan


Thời vụ trồng hoa lan:
  • Thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa lan là tháng 3 đến tháng 4 Dương lịch.
  • Ngoài ra hoa lan có thể trồng quanh năm nơi có độ ẩm cao.
Chọn chậu trồng hoa lan:
  • Có thể dùng chậu đất nung, chậu nhựa hoặc thậm chí dừa khô để trồng.
  • Yêu cầu của chậu trồng lan là có nhiều lỗ để cây thoáng, thoát nước tốt nhất.
Giá thể trồng hoa lan:
  • Nên trồng hoa lan với các loại giá thể nhẹ, xốp, tơi mịn..
  • Có thể dùng xơ dừa, than, gỗ nhỏ, vỏ thông, bã chè…
  • Nên dùng than gỗ đem ngâm nước 1 ngày. Sau đó đem giã cơ 3 đến 5 cm.
Chọn giống hoa lan:
  • Nên chọn hoa lan có lá xanh, cành khỏe mạnh bụ bẫm.
  • Chọn trồng các loại phổ biến như lan quế lan hương, đuôi cáo, lan kiều…
  • Lưu ý với những cành lan lấy từ tự nhiên thì cần xử lý qua để trồng vào chậu. Có thể nuôi để lan nhú thêm rễ mới trước khi trồng.
cham soc hoa lan
Hoa lan nên đặt gần cửa sổ đón nắng buổi sáng.  Ảnh: Wikihow

2.2. Các bước trồng hoa lan trong chậu

  • Cho giá thể vào khoảng 1 phần 5 chậu. Lưu ý nên cho gỗ, than hoặc giá thể lớn xuống phía dưới đáy, sau đó phủ giá thể nhỏ như xơ dừa, mùn lên trên. Ngoài ra lượng giá thể cần thấp hơn chậu cỡ 2 cm.
  • Tiến hành cắm thêm một cọc nhỏ ở mép chậu (với lan đa thân), cắm ở giữa chậu (với lan đơn thân). Cách này giúp lan đứng vững trong thời gian rễ chưa bén.
  • Dùng dây vải buộc lan vào cọc sao cho hướng cành lan hướng vào bên trong chậu để đẹp hơn.
  • Tiến hành tưới nước khi trồng xong.
  • Lưu ý khi trồng lan không cho gốc lan sát đáy chậu. Chỉ để gốc lan ở lưng chừng giá thể. Sau đó phủ thêm một lớp xơ dừa để tăng độ ẩm cho gốc lan.
  • Thời gian đầu nên để lan ở nơi ánh sáng yếu. Khi rễ bắt đầu nhú thì chuyển dần đến nơi có ánh sáng nhiều hơn.

2.3. Cách chăm sóc hoa lan trong chậu để cây phát triển tốt nhất

Sau khi đã biết cách trồng hoa lan trong chậu, bà con cần chú ý đến việc chăm sóc. Bởi lan là loài hoa khá kiêu kỳ, cần chế độ chăm sóc khá đặc biệt thì cây mới phát triển và cho hoa đẹp.

Về điều kiện ánh sáng:

  • Đa số loài hoa lan đều thuộc cây ưa bóng râm. Do đó vị trí trồng hoa lan tốt nhất là ở nơi mát mẻ, có ánh sáng trung bình. Tốt nhất là để lan tiếp xúc ánh sáng buổi sáng, tránh bị chiếu ánh sáng buổi chiều trực tiếp khiến lá bị cháy.
  • Với cây lan trồng lâu ngày, bà con lưu ý không nên thay đổi vị trí thường xuyên. Vì việc thay đổi vị trí dẫn đến thay đổi ánh sáng, độ ẩm, khiến hoa lan không kịp thích nghi, hoa dễ rụng.
  • Mỗi loài lan sẽ chịu nắng khác nhau, khi trồng bà con nên nhờ nhân viên bán tư vấn thêm. Ví dụ lan Hồ Điệp là loài chịu nắng chỉ được 30%, còn lan Bò Cạp lại có thể chịu nắng cực tốt tới 100%...

Về nhiệt độ:

  • Nhìn chung hoa lan ưu thích nhiệt độ từ 22 đến 30 độ C với độ ẩm cao.
  • Do đó cần treo chậu lan ở nơi gần nguồn nước (giếng, bể…) có bóng râm để đảm bảo lan phát triển tốt nhất.

Về nhu cầu nước:

  • Lan cần độ ẩm nhiều, cần nước khá lớn nhưng không được để úng.
  • Mỗi ngày chỉ nên tưới 1 lần với lượng nước vừa phải.
  • Nên dùng các loại rêu, xơ dừa phủ quanh gốc để giúp giữ ẩm cho lan sinh trưởng tốt hơn.

Về cắt tỉa:

  • Loại bỏ lá và cành hoa lan đã ngả màu vàng.
  • Không nên để cành hoa trên cây quá lâu vì sẽ rất tốn dinh dưỡng cho các cành khác. Khi thấy hoa tàn ở ngọn thì nên bỏ để nuôi dưỡng lứa hoa mới.

Về phân bón:

  • Nên dùng phân dê bỏ vào túi lưới để quanh gốc.
  • Có thể dùng phân dê trộn mùn cưa, vỏ thông nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp này vào túi lưới và đặt quanh gốc hoa lan trong chậu.
tuoi nuoc cho hoa lan
Hoa lan cần nhiều nước để duy trì độ ẩm.  Ảnh: Wikihow

3. Cách nhân giống hoa lan

Có khá nhiều cách để nhân giống hoa lan. Trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu đến bà con 3 cách nhân giống phổ biến hơn cả:

Nhân giống hoa lan bằng cách chiết cành

  • Áp dụng: Với các loại lan có tính sinh sản mạnh như Đăng Lan…
  • Thời gian chiết: Vào mùa hè, tốt nhất khi hoa tàn.
  • Cách chiết: Nhổ cây ra khỏi chậu sau đó đem ngâm vào nước để rễ mềm. Tiến hành loại bỏ rễ già, cắt ngắn rễ còn lại để khoảng 6 cm. Dùng dao sắc hơ qua lửa và tiến hành tách bụi lan thành nhiều cây khác nhau. Lưu ý mỗi cây nên có khoảng 3 thân với 2 - 3 mắt mầm ngủ. Tiếp tục dùng vôi bôi vào vết cắt để cây không bị thối.

Nhân giống hoa lan với cách trồng củ già:

  • Với các loài lan có củ già thì nên tận dụng để trồng cây non.
  • Để củ già ơ nơi khô thoáng, có bóng mát, thỉnh thoảng phun nước để củ không bị héo.
  • Chờ 2 tháng củ sẽ ra cây con với rễ cỡ 4 - 5 cm thì đem ra trồng cây lan mới.

Nhân giống hoa lan bằng cách tách cây con:

  • Với các loài lan sau khi nở hoa tàn xong sẽ ra cây con. Lúc này bà con vẫn chăm bón như bình thường. 
  • Đợi cây con có rễ dài cỡ 4 đến 5 cm thì dùng dao hơ qua lửa để khử trùng và tách ra trồng theo hướng dẫn trên.
cat tia canh hoa lan
Tiến hành loại bỏ cành hoa lan sau khi rụng hết hoa.  Ảnh: Wikihow

4. Những ý nghĩa đặc biệt của loài hoa lan

Với những người chơi lan, ai cũng biết lan là biểu tượng cho tình ái và sắc đẹp. Ngoài ra lan còn là đại diện của sự quyến rũ, thấu hiểu. Song tùy vào mỗi màu sắc lại có những ý nghĩa riêng như sau.

  • Màu xanh nhạt: Biểu tượng của sự hiếm có khó tìm.
  • Màu xanh lá: Tượng trưng cho phước lành và may mắn. Ngoài ra một số nơi xem hoa lan xanh lá là đại diện của sức khỏe và tuổi thọ.
  • Màu đỏ: Đại diện cho khát vọng và lòng dũng cảm.
  • Màu hồng: Biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc. Khi tặng cho phụ nữ là để cầu chúc họ trong sáng, nữ tính.
  • Màu trắng: Đại diện sự tôn kính, khiêm nhường, thuần khiết.
  • Màu tính: Là biểu trưng của sự tôn trọng, quyền quý.
  • Màu cam: Là đại diện của niềm kiêu hãnh.

Như vậy, bài viết trên Vườn nhà vừa hướng dẫn chi bà con chi tiết cách trồng hoa lan trong chậu để cây phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó là những thông tin thú vị về loài hoa đẹp quyến rũ này. Hy vọng rằng với thông tin đó sẽ giúp bà con trồng được những chậu hoa lan thật đẹp trong ngôi nhà của mình.

Tác giả bài viết: Farmer

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây