Nhân chủ đề "Những góc khuất đằng sau sự lung linh khi bỏ phố về biển" của một mem trong làng, mình xin được chia sẻ trải nghiệm của bản thân. Mình vốn không phải là một người quá mê biển, gu của mình là rừng núi, suối hồ. Nhưng chồng và ba đứa con của mình thì lại thích biển.
Khi môi trường sống ở thành phố quá ô nhiễm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gia đình, mình đã tính đến chuyện bỏ phố về một nơi nào đó trong lành. Với mình, chất lượng không khí là mục tiêu số một. Những tiêu chí khác như hạ tầng, tiện ích, mức sống... xếp sau. Thế nên mình chấm điểm các tiêu chí theo hệ số để tìm được nơi tối ưu cho gia đình, trên cơ sở thoả mãn tối đa nhu cầu của tất cả 5 thành viên.
Với mỗi gia đình khác nhau thì sẽ có những tiêu chí khác nhau, thang điểm khác nhau, nên lựa chọn vùng đất nào hoàn toàn là quan điểm cá nhân.
Nhưng có một số thứ mình sẽ phải cảnh báo cho các bạn khi bỏ phố về biển:
Đương nhiên là sẽ có những sự khác biệt, và làm thế nào để dung hòa nó? Trẻ con nghịch phá, hàng xóm tự nhiên quá mức, tiếng hát karaoke, chặn đường khi có đám...
Thời bây giờ có các trang thương mại điện tử thì vấn đề này được giải quyết khá nhiều, khổ mỗi khâu bảo hành. Cái này thôi đành hên xui. Khi bỏ phố về biển thì bạn phải xác định có rất nhiều nhu cầu của bạn sẽ không được đáp ứng như phố, hầu hết là tự làm tự ăn.
Do tính chất của những ngôi nhà ở gần biển là nhiều hơi muối nên bạn hãy xác định là càng ít đồ càng tốt, càng đỡ phải sửa chữa thay thế, nhất là các đồ có sắt thép. Chi phí này chiếm một phần không nhỏ.
Tivi 2 năm thay 1 cái, vòi nước 1 năm thay 1 lần, cổng năm nào cũng sơn sửa lại vì rỉ sét, mái hiên tôn thủng sau mùa bão phải thay mới, ổ khóa tự nhiên lăn ra kẹt chết ngắc, bản lề cửa cứng đơ, máy nước nóng năng lượng mặt trời, máy bơm tăng áp, bồn inox 304 còn rỉ nữa là...
Có những đợt thời tiết vô cùng khó chịu, gió mưa quần quật cả tuần, cả tháng. Nếu đã yêu những lúc trời đẹp thì bạn cũng nên học cách chấp nhận cả những lúc trời không đẹp.
Tiếng địa phương, môi trường mới lạ lẫm, trình độ của giáo viên, mặt bằng văn hóa của học sinh và các phụ huynh khác...
Mình nhận thấy là những đứa càng nhỏ thì càng dễ thích nghi, chứ tụi lớn hơn một chút là sẽ khó chấp nhận thay đổi. Có thể thời gian đầu nó thích vì còn mới mẻ, nhưng sau đó chuyện quay xe là rất bình thuờng.
6. Kiếm tiền thế nào để duy trì cuộc sống ở biển
Tùy khả năng thôi. Với gia đình mình thì thay vì nghĩ cách kiếm tiền, nhà mình chọn cách hạn chế chi tiêu.
Với một số người điều đó có thể là khổ sở, nhưng quan niệm sống của gia đình mình thì hạnh phúc không nằm ở vật chất mà ở những giá trị tinh thần là chủ yếu. Nếu bạn nào tài chính chưa đủ vững mà không thể cắt giảm chi tiêu, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi bỏ phố về biển.
Tâm lý của bọn trẻ con là cả thèm chóng chán, khi gặp những yếu tố bất lợi kể trên hoặc ở biển quá lâu, chúng nó cũng có xu hướng đòi quay lại thành phố. Nếu không giải quyết được chuyện này, gia đình sẽ lục đục như chơi.
Tốt nhất là phải có những bước chuyển tiếp để cho bọn trẻ con thích nghi được với cuộc sống thiếu thốn các nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ, tìm những niềm vui khác khi thời tiết xấu không thể ra ngoài.
Tốt nhất, hãy sống ở những thành phố biển đông đúc trước, nhưng mà chi phí ở những nơi này chắc cũng không rẻ. Các bạn trong nhóm đã tổng kết, tầm 3 - 4triệu/người là nhỏ. Vậy nếu không có nguồn thu nhập ổn định, việc về biển sống là không khả thi, mang lại áp lực kiểu khác cho mọi người.
Kết luận của mình, đó là mọi người đều có quyền lựa chọn, nhưng khi đã chọn rồi, hãy cố gắng hạnh phúc với sự lựa chọn đó. Vì phần lớn những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là bất như ý.
>>>Xem thêm: 10 điều cần biết khi sống ở vườn vào mùa khô
Tác giả bài viết: Truly House Phú Yên (Làng Bỏ phố về Biển)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
30.08.2024
05.09.2024
30.08.2024
05.09.2024
30.08.2024
30.08.2024
23.08.2024
22.08.2024