Ở bài viết trước tác giả Nông trại Bảo Bảo đã chia sẻ hành trình Bỏ phố về quê làm vườn: Trồng gì để có 2,5 triệu đồng/tháng?. Còn ngay sau đây, là cách để chăn nuôi kiếm thu nhập 2,5 triệu đồng/tháng khi về vườn sống.
Đừng vội nuôi gà hay bất cứ con vật nào ngay thời điểm mới về quê sống. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu khí hậu, con giống và học kiến thức chăn nuôi.
Tìm hiểu rõ đặc điểm khí hậu tại vùng mình sống, hướng gió và hướng nắng tại khu đất mình để có thể thiết kế khu chuồng tận dụng được các ưu thế tự nhiên.
Lựa chọn các giống vật nuôi tại cơ sở uy tín có vacxin và phòng ngừa các bệnh do thời tiết. Ưu tiên lựa chọn giống vật nuôi tại địa phương để vật nuôi có thể trạng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại đó.
Học hỏi, nắm rõ kiến thức về đối tượng mình lựa chọn. Nuôi từ ít lên nhiều không vội vàng nhập đàn ồ ạt.
Luôn giữ vệ sinh chuồng trại, luôn khô ráo và thoáng để tránh mùi hôi và các tác nhân gây bệnh.
Khi về vườn sống rất nhiều người háo hức muốn bắt tay làm vườn và chăn nuôi ngay. Nhưng theo tác giả Bảo Bảo, chúng ta nên thực hiện từng bước. Dưới đây là hướng dẫn của tác giả.
Ở đây là diện tích 1.000m2, trong đó diện tích về cơ bản là có 450m2 có thể thuần về trồng trọt kinh doanh. Khu vực nhà 200m2 dùng 150m2 gồm nhà và các công trình phụ, sân chơi, 50m2 còn lại chuyển qua bên trồng cây tạo cảnh quan trước nhà.
Còn khu vực chăn nuôi có 200m2 trong đó chuồng nuôi 30m2. Nhà úm vật nuôi khi còn nhỏ 50m2, nhà ủ phân bón và để nông cụ 50m2, sân chơi cho vật nuôi 70m2 (70m2 này có thể trồng cây trung hạn và dài hạn).
=> Tổng diện tích ta có thể sử dụng thuần cho chăn nuôi là 150m2 trong đó có 30m2 nhà ở cho vật nuôi, 70m2 sân chơi cho vật nuôi tắm nắng và đi lại, 50m2 úm vật nuôi dưới 1 tháng tuổi, 50m2 xử lý rác thải có thể hỗ trợ.
Về cách làm chuồng:
Chuồng nuôi phải là hướng đón nắng sáng sớm, và chiều mát.
Tránh làm chuồng hướng bắc hoặc các hướng có gió thổi mạnh.
Nền chuồng không cần lát xi măng ( sử dụng nền trấu và dải vi sinh thành lớp dầy để ủ ấm và xử lí hùi hôi cho chuồng nuôi) nhưng tuyệt đối phải cao hơn mặt đất ít nhất 30cm để phòng nước ngấm vào, làm ướt chuồng.
Vật nuôi chính:
Tuỳ sở thích và khả năng kinh tế ta có thể lựa chọn các vật nuôi cao cấp như Chồn, Nhím, Chim Công, Rùa... các vật nuôi thông dụng như Heo, Dê, Bò, ngan, gà, vịt, thỏ.... Trong bài chỉ nói về các loại thông dụng.
Với gà 30m2 chuồng và 70m2 sân thả ta có thể nuôi 250 con gà thịt hoặc gà lấy trứng (nuôi theo hình thức bán chăn thả).
Heo có thể nuôi 30 con( bọn này có thể ngủ ngoài trời, chỉ cần 1 mái che thêm).
10 con bò vổ béo hoặc 40 con dê.
Lấy ví dụ 1 tháng xuất được 80 con gà 3 tháng tuổi với giá 70k/kg tb 1 con 1.5kg. 1,5 x 80 = 120 (kg) x 70 = 8.400 VND hoặc với Heo 1 tháng xuất 10 con, 1 con 80kg giá xuất 45k/kg. 10 x 80 = 800kg x 45 = 36.000 VND... Các vấn đề về thức ăn, kỹ thuật nuôi sẽ nói ở bài sau.
Vật nuôi hỗ trợ:
Các loại vật nuôi hỗ trợ như Giun, Dế, Ruồi Lính đen, ốc bưu, các chủng vi sinh.... dùng trong việc phân huỷ rác thải, cung cấp phân bón, cung cấp đạm, bổ xung trong quá trình xử lý mùi hôi trong chuồng nuôi.... được gói gọn trong 50m2 xử lí rác thải. Nhóm vật nuôi hỗ trọ này không cần tính ra chi phí và rất quan trọng trong quá trình vận hành của mô hình.
Kiếm 2,5tr/tháng khi về quê chăn nuôi cũng không khó nhỉ. Lưu ý, tuyệt đối là phải thực hành và học hỏi cho kỹ về các vấn đề trong chăn nuôi nha.
>>> Xem thêm: 9 kinh nghiệm nuôi chó cỏ khi về vườn sống
Tác giả bài viết: Nông trại Bảo Bảo
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
13.08.2024
14.08.2024
13.08.2024
16.07.2024
13.08.2024
30.08.2024
05.09.2024
30.08.2024
30.08.2024
23.08.2024
22.08.2024