Chuyện con cái học ở quê: Học theo homeschool

Thứ sáu - 06/05/2022 21:43
Trước khi bỏ phố mình cũng có nhiều lo ngại, một trong những lo ngại lớn là giáo dục cho con cái sau này. Và dưới đây là kinh nghiệm của mình!
hoc o que
Sống ở quê giúp trẻ được khám phá nhiều hơn!

 

Có con mọi thứ sẽ khác?


Khi về quê, rất nhiều người nói với Tân  “có con mọi thứ sẽ khác”. Tân biết nhiều người lo lắng cho giáo dục của con cái.

Việc lo lắng cho thế hệ sau tất nhiên là điều quan trọng, nhưng Tân thấy thế hệ mình làm tốt, sống tốt thì thế hệ sau cũng sẽ tự động tốt, không cần phải hi sinh mọi thứ và dành những điều tốt đẹp nhất cho con, còn bản thân mình lãng phí một cuộc đời.

Nói vậy thôi nhưng Tân cũng chuẩn bị cho mình một kế hoạch đó là homeschool. Bài viết này Tân giới thiệu một mô hình có thể nói là không mới lạ gì, đó là homeschool. nhiều số liệu cho thấy mô hình homeschool đang phát triển với tốc độ chóng mặt đặc biệt là ở 2 nước Mỹ và Anh. 

Homeschool là hình thức ba mẹ sẽ không cho con đến trường mà tự giáo dục ở nhà theo những chương trình được thiết kế sẵn. Do nhu cầu homeschool, rất nhiều trường học đã thiết kế chương trình online dành riêng cho homeschool, đặc điểm của những chương trình này là nó chấp nhận học sinh từ khắp nơi trên thế giới, chương trình không khác gì chương trình chính quy và chứng chỉ có giá trị tương đương với chính quy được chấp nhận ở tất cả các trường đại học ở Mỹ và Anh. 

Điều này có nghĩa, bạn có thể cho con mình tiếp cận với nền giáo dục hiện đại nhất ngay ở vườn rau trước cửa nhà mình. 

Về học phí của những trường này cũng không hơn gì học phí học trường công ở Việt Nam là bao nhiêu, họ cũng sẽ có kiểm tra định kỳ, nếu con bạn không vượt qua những bài kiểm tra thì phải làm lại, cứ hình dung giống như con bạn học online thời covid vậy thôi. 


 

song o que
Hãy cho con cái được lựa chọn cuộc sống của mình!

 

Hãy học tiếng Anh


Vấn đề nhiều người có thể lo ngại là rào cản Tiếng anh, nếu bạn không nói được Tiếng Anh thì làm sao cho con tham gia học những chương trình này?

Bạn có thể bắt đầu học Tiếng Anh, chuyện đầu tư cho tương lai là chuyện lâu dài, bỏ 3 đến 5 năm ra để học Tiếng Anh chuẩn bị cho con cũng là xứng đáng, con mình có học lớp 1 thì 5 năm nữa sau khi mình đã khá Tiếng Anh thì có thể chuyển chương trình cho con. 

Thêm môt điều nữa là, nếu bạn theo chương trình theo đúng trình tự từ mẫu giáo thì bé sẽ có khả năng tự tiếp thu, cần rất ít sự hỗ trợ của phụ huynh, cũng giống như nhiều người cho con đến trường và cứ phó thác cho nhà trường.

Ở Việt Nam có rất nhiều nhóm homeschool, ở đó có những phụ huynh có nhiều kinh nghiệm, Tân chưa có con, chỉ là có tìm hiểu và có đăng ký học thử ở những trường online ở Mỹ và thấy nội dung họ dạy rất hay, kiến thức họ cung cấp là những kiến thức mình muốn con mình học và khả năng truyền đạt dễ tiếp thu. 

Bài viết hôm nay chỉ cung cấp thông tin về mô hình giáo dục tại nhà, còn ba mẹ muốn tìm hiểu kỹ hơn, hãy lên facebook tìm những nhóm homeschool ở Việt Nam để tham gia, lắng nghe từ những người giàu kinh nghiệm hơn. 

Về quan niệm của cá nhân, Tân cũng không quan trọng chương trình học Tây hay ta, Tân quan trọng giáo dục nhân cách hơn kiến thức, chỉ cần sống tốt, sống hòa đồng với thiên nhiên, không làm hại cho xã hội và sống khỏe mạnh là được rồi. 

Tân thấy ba mẹ sống tốt luôn học hỏi thì con cái cũng sẽ vậy, thời đại ngày nay kỹ năng là điều quan trọng, bằng cấp chỉ là một tờ giấy, đó chỉ là quan điểm cá nhân, một con người mỗi thời điểm sẽ có những quan điểm khác nhau, có thể một thời gian nữa Tân sẽ thấy được bằng cấp quan trọng, nhưng đó là câu chuyện của tương lai, hiện tại thì Tân thấy chỉ cần giỏi kỹ năng mọi thứ sẽ ổn.

Với lại mình cũng học trường làng, cũng sống tốt đâu nhất thiết cần phải có một nền giáo dục hiện tại nhất mới sống tốt và sống thành công.

Xem thêmVề việc học của con khi gia đình chuyển về quê sinh sống

 

Tác giả bài viết: Trần Bảo Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây