Từ phố về quê - lối sống mới giúp phục hưng tam nông

Thứ bảy - 27/03/2021 14:01
Trong năm 2020 nếu đọc các tờ báo lớn ở các nước trên thế giới chúng ta sẽ thấy những tiêu đề như: "Tạm biệt Matxcơva", "Rời bỏ Seoul", “Chào nhé Kuala Lumpur"... Những bài báo này cho thấy một dòng chảy từ phố về quê của nhiều tầng lớp.
Từ phố về quê
Về quê sống là lựa chọn cách sống mới.

Ở Việt Nam cũng chứng kiến xu hướng này khi nhiều người trẻ chọn "bỏ phố về quê", "bỏ phố về rừng"... Đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội sau khoảng thời gian dịch COVID-19 nhiều người chọn trở về mà không trở lại phố thị nữa.
 

Áp lực vì cuộc sống ở thành phố


Lịch sử ghi nhận từ thế kỷ XVII, khi cuộc cách mạng công nghiệp khởi phát ở châu Âu, Bắc Mỹ đã kéo theo dòng người bỏ quê lên phố, nơi họ làm công nhân trong các khu công nghiệp lớn. Cho đến nay dòng chảy đó vẫn tiếp tục, tuy về mức độ có phần giảm nhưng số người bỏ quê để lên thành phố kiếm sống vẫn rất lớn. 

Theo số liệu, Seoul (Hàn Quốc) là thành phố chứa hơn hơn 40% dân số toàn quốc. Trong khi đó đa phần các nước châu Âu có tỷ lệ dân số sống ở đô thị lên đến hơn 70%.

Đất chật, người đông khiến nhiều người không chịu nổi sức ép đô thị và họ chọn hướng đi ngược lại: từ phố về quê. Cụ thể, tại các đô thị lớn trên thế giới người dân phải chịu nhiều áp lực như: việc làm, thu nhập bấp bênh, giá cả đắt, ô nhiễm không khí, tai nạn giao thông, kẹt xe...

Các nhà xã hội học tính ra mỗi người dân ở phố phải hứng chịu rủi ro với xác suất rất cao từ ít nhất 20 - 30 loại mỗi ngày. Từ ngộ độc thực phẩm (do thiếu thực phẩm sạch) đến ngộ độc thuốc tây, sập công trình, chó cắn, đụng xe, sụp hố, cháy nổ, khủng bố... Hơn thế, ngoài các rủi ro khách quan, những người sống ở phố còn chịu nhiều áp lực trong công việc, các mối quan hệ...

Chính vì áp lực của cuộc sống thành phố ngày càng gia tăng nên từ cuối thế kỷ XX đã bắt đầu xuất hiện làn sóng bỏ phố về vườn trên khắp thế giới. Đặc biệt, năm 2020 khi dịch COVID-19 xuất hiện tạo thành một cú hích khiến xu hướng về quê sống tăng rất mạnh.

Điểm đặc biệt, công cuộc hồi hương hiện nay không chỉ dành riêng cho người già, người về hưu, hoặc những người có tiền muốn tìm "nơi vắng vẻ". Mà trong đó còn có rất nhiều người trẻ xem việc bỏ phố để về quê như một cách để thay đổi lối sống, tìm một hướng đi mới, thích hợp hơn.

 
Các nhà xã hội học tính ra mỗi người dân ở phố phải hứng chịu rủi ro với xác suất rất cao từ ít nhất 20 - 30 loại mỗi ngày. Từ ngộ độc thực phẩm (do thiếu thực phẩm sạch) đến ngộ độc thuốc tây, sập công trình, chó cắn, đụng xe, sụp hố, cháy nổ, khủng bố... Hơn thế, ngoài các rủi ro khách quan, những người sống ở phố còn chịu nhiều áp lực trong công việc, các mối quan hệ...
 


 

ve que song
Thực phẩm sạch là điều nhức nhối tại thành phố lớn.

 

Những điểm tích cực của lối sống từ phố về quê


Từ phố về quê sẽ giúp phục hưng tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) hay không? Câu hỏi này chưa thể trả lời. Nhưng ít ra, chính những việc bỏ phố về vườn này đã giúp họ tránh xa được nhiều bất cập ở cuộc sống phố thị. 

Đó là họ được tận hưởng không khí trong lành, được ăn thực phẩm sạch và có những mối quan hệ truyền thống thân thiện. Hơn thế, cuộc sống ở quê giúp họ làm được điều họ thích (điều mà ở phố họ khó lòng đáp ứng).

Ví dụ họ t
ự mình trồng rau sạch, chăn nuôi, trồng những loại hoa mình thích. Hay thú vị hơn, cuối tuần họ có thể có bữa cơm gia đình, uống cà phê, sáng ngắm bình minh, chiều đợi hoàng hôn và tối chờ sao lên! Không những thế, họ có họ hàng, anh em chòm xóm, có những những cánh đồng, dòng suối, ngọn đồi. Cuộc sống như thế hỏi sao mà không tuyệt. Điều này bạn có thể thấy ở những nhóm Làng bỏ phố về quê hay nhóm Bỏ phố về rừng


Như vậy có thể thấy từ phố về quê không phải là hành động nhất thời. Trong mà ngược lại, lối sống này là một phương cách phát triển bền vững một nền kinh tế đa dạng có khả năng chống chịu mọi biến động của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh.

Lối sống này đang cuốn hút cả giới trẻ trên thế giới. Chính vì thế mà xu hướng “bỏ phố về làng” trong dịp dịch giã này chính là góp một phần rất lớn vào việc phục hưng tam nông, vốn quý của cả nhân loại nhưng đâu đó đã coi nhẹ nó.

 
Ví dụ họ tự mình trồng rau sạch, chăn nuôi, trồng những loại hoa mình thích. Hay thú vị hơn, cuối tuần họ có thể có bữa cơm gia đình, uống cà phê, sáng ngắm bình minh, chiều đợi hoàng hôn và tối chờ sao lên! Không những thế, họ có họ hàng, anh em chòm xóm, có những những cánh đồng, dòng suối, ngọn đồi. Cuộc sống như thế hỏi sao mà không tuyệt.
 
bo pho ve que min
Sống ở quê giúp gần gũi thiên nhiên hơn.

Tìm về giá trị đích thực


Dịch Covid-19 giúp cho chúng ta ngộ ra một cách thực sự và sâu sắc giá trị của nông nghiệp, nông thôn như một nền tảng vững chắc không chỉ cho quốc gia mà còn cho cả nhân loại. Khi dịch Covid-19 tràn tới, người ta mới nhận ra là những nước nào chỉ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là sống dựa vào du lịch đều rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Những nước còn nông nghiệp thì dường như mức độ tổn thương ít hơn và khi bị tổn thương thì lấy lại cân bằng nhanh hơn.

Điều này có thể thấy ở nước ta, mặc dù dịch bệnh gây tổn hại nhưng tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam vẫn là dương (2,9%) thuộc nhóm có nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong đó nông nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng nhất, dù khó khăn nhưng con số xuất khẩu đạt xấp xỉ 45 tỷ đô la Mỹ.

Còn khi tạo ra xi măng, sắt, thép... thì phải tàn phá không biết bao nhiêu là núi, mỏ... và một khi đã biến mất là không bao giờ thấy nó nữa. Ngược lại với một cái cây, chặt đi để làm nhà nhưng trồng vào đó một cây khác thì chỉ 10 - 15 năm sau lại thấy nó như trở lại. Tương tự như thế đất đai, ruộng vườn, ao cá chẳng mất đi đâu, nó vẫn ở đó miễn là anh biết yêu quý nó, khai thác nó một cách hợp lý là nó sinh ra của cải, tài sản cho anh.

Không phải vô lý khi nói dịch bệnh là một cơ hội (dù rất khó chịu) để toàn thể nhân loại nhìn lại mình, cấu trúc lại tư duy, cấu trúc lại nền kinh tế sao cho bền vững và linh hoạt, trong đó phục hưng tam nông là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất.

Hy vọng từ phố về quê không phải là hành động nhất thời mà qua đó nói lên được một lối sống mới đẹp hơn về mọi mặt.

 

Tác giả bài viết: Farmer tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây