Dạy con dùng tiền như thế nào cho đúng? Những lưu ý cần biết

Thứ bảy - 06/02/2021 13:01
Dạy con dùng tiền đúng luôn là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng khao khát. Tuy nhiên điều mong ước đó thường trái ngược với thực tế khi đa số trẻ em lớn lên không hiểu về giá trị đồng tiền.
dạy con dùng tiền
Việc dạy con tiêu tiền cần thực hiện ngay khi trẻ bước vào 2 tuổi và kéo dài đến năm trẻ 15 tuổi.

Theo các chuyên gia tâm lý, việc dạy con tiêu tiền cần thực hiện ngay khi trẻ bước vào 2 tuổi và kéo dài đến năm trẻ 15 tuổi. Trong bài viết sau Chuyện nhà sẽ giới thiệu đầy đủ các dạy con quản lý tiền bạc này.
 

Dạy con dùng tiền ở tuổi lên 2 - 3 như thế nào?


Trẻ em ở lứa tuổi 2 và 3 không hiểu về giá trị của tiền bạc nhưng có thể phân biệt cách đồng tiền nếu bố mẹ quan tâm và dạy dỗ. Và đây cũng chính là thời điểm vàng để cha mẹ dạy con mình cách tiêu tiền sau này.

Ở thời điểm này, cách dạy con sử dụng đồng tiền hay nhất chính là trò chơi giúp trẻ nhận dạng tiền bạc. Ví dụ bố mẹ có thể tập cho trẻ phân biệt màu sắc, hình dáng các tờ tiền khác nhau ra sau. Hãy bắt đầu bằng việc để trẻ 2 - 3 tuổi nhận dạng tờ tiền (hoặc tiền xu) thông qua sự mô tả của cha mẹ, từ đó bắt đầu gọi tên các tờ tiền đó.

Ngoài ra, ở lứa tuổi này trẻ em bắt đầu thích các trò chơi mua bán bằng tiền. Do đó, ngay trong gia đình cha mẹ có thể dạy con cách tiêu tiền mà không cần ra siêu thị hay chợ. Gợi ý cụ thể là cha mẹ hãy dùng giấy làm tiền giả để con mua những trái cây, món ăn có sẵn trong nhà (ở Việt Nam trẻ nhỏ sẽ có trò chơi dùng lá làm tiền). Với trò chơi này hầu hết trẻ em sẽ rất hào hứng và thích thú tìm hiểu về tiền. Lưu ý nho nhỏ là nếu dùng tiền xu thì cha mẹ cần giám sát nhé, vì trẻ 2 - 3 vẫn có thể tự ngậm, nuốt khá nguy hiểm.
day con tieu tien
Trẻ 2 tuổi cần được học giá trị đồng tiền.

Trẻ lên 4 - 5 tuổi nên dạy cách dùng tiền ra sao?


Khi lên 4 tuổi trẻ đã có sự thay đổi lớn về quan niệm tiền bạc. Lúc này cha mẹ cần dạy con hai điều quan trọng trong chuyện dùng tiền: (1) Hãy tiết kiệm, (2) Không cho con tiền một lúc. Đấy mới là dạy con đúng cách!

Với thói quen tiết kiệm, nếu đi siêu thị hãy dẫn bé theo và cho bé phiếu mua hàng giảm giá nếu có. Với các phiếu này cha mẹ hãy nhờ trẻ mua những thực phẩm nho nhỏ như trái cây con thích. Làm như thế vừa tăng niềm vui cho trẻ vừa giúp trẻ cảm thấy bản thân mình có ích, quan trọng trong gia đình.

Ngoài ra, khi đi mua hàng tại các siêu thị, chợ, hãy dạy con rằng cần biết xếp hàng và chờ đợi tới lượt mình. Kỹ năng này tưởng chừng vô bổ nhưng lại rất cần thiết để trong việc dạy con dùng tiền đúng chỗ và tiết kiệm nhất. Tất nhiên, cha mẹ cũng cần xếp hàng và tiết kiệm để làm gương cho con cái mình, thông qua chính mình để con biết rằng “làm gì cũng cần từ tốn, biết chờ đợi”.

Một gợi ý khác là hãy cùng con tìm món đồ có giá hợp lý nhất. Nếu món đồ (ví dụ đồ chơi các loại) có giá cao, hãy nói cho con biết cần tiết kiệm và chờ đợi thêm một thời gian nữa. Sau đó mỗi tuần cha mẹ có thể cho con một khoản tiền nho nhỏ để tích lũy. Đặc biệt không nên cho con tiền một lúc!

 
day con tieu tien dung
Hãy dạy con tiết kiệm tiền bạc.

Dạy con tiêu tiền ở tuổi 6 đến 8 ra sao?


Ở tuổi lên 6 là thời điểm trẻ đã đi học cấp I. Đây là thời gian cần dạy con dùng tiền tiết kiệm nhất bằng cách cất giữ. Để làm được điều này, theo các chuyên gia cha mẹ hãy sắm cho con mình một chú heo đất để bỏ tiền tiết kiệm. Ở nước ngoài, trẻ lên lớp 1 thì cha mẹ thường mở một tài khoản ngân hàng riêng.

Việc để con “nuôi heo” và đến một thời điểm nào đó đập ra thấy tích lũy được một số tiền kha khá sẽ giúp trẻ tăng lòng tự hào. Từ đó trẻ sẽ thích tiết kiệm tiền bạc nhiều hơn. Và đó là một thói quen rất tốt.
dạy con dùng tiền đúng cách
Việc giúp trẻ hiểu giá trị đồng tiền rất tốt cho trẻ.

Bí quyết dạy con cách quản lý tiền ở tuổi từ 9 đến 12


Ở lứa tuổi 9 đến 12 trẻ đã khá “già dặn”. Lúc này trẻ có thể đọc giá bán của từng sản phẩm cũng như đưa ra sự so sánh giữa hai mặt hàng cùng loại. Và cách dạy con dùng tiền đúng là hãy cùng con thảo luận về vấn đề này.

Ví dụ, khi gia đình đi siêu thị, đứng trước một mặt hàng có nhiều mẫu mã, giá bán khác nhau, hãy để trẻ nêu ý kiến của mình. Lúc này trẻ sẽ quan sát và định giá (dù đôi khi không chính xác) và đưa ra gợi ý cho cả nhà. Từ đó cha mẹ có thể mua theo ý kiến của con hoặc phân tích cho con hiểu lý do tiêu tiền vào mặt hàng này mà không mua mặt hàng khác.

 

Dạy con dùng tiền ở lứa tuổi 15 ra sao?


Ở lứa tuổi 13 đến 15 trẻ đã trưởng thành hơn rất nhiều và cha mẹ có thể dạy con cách kiếm tiền. Ở Tây Âu, lứa tuổi này trẻ sẽ được học nhiều về chứng khoán, cùng xem tin tức tài chính, thảo luận lợi nhuận lẫn rủi ro…

Tuy nhiên ở Việt Nam câu chuyện này khá xa vời, chỉ một số ít trẻ được tiếp cận vấn đề này. Tất nhiên, đừng vì điều đó mà gây áp lực cho con cái mình, thay vào đó hãy khuyến khích trẻ kiếm tiền bằng những gian hàng trong nhà, những sản phẩm handmade nhỏ. Trong cuốn Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương bà mẹ người Do Thái kể rằng, ở lứa tuổi đó con trai bà đã đi bán bánh và kiếm tiền từ đó.

Kết lại, việc dạy con dùng tiền đúng là một việc rất quan trọng. Thông qua đó chúng ta giúp con cái mình hiểu đúng giá trị của đồng tiền, biết cách tiết kiệm cũng như trân trọng công sức của cha mẹ lẫn chính mình. Và khi trưởng thành chính điều này sẽ giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc hơn, đó là điều mà chúng ta đều mong cầu.

 
Tổng hợp bởi Veque.com.vn

Tác giả bài viết: Farmer

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây