Trong cuốn sách này Shimpei Murakami đã đặt ra những câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho tất cả chúng ta như nông nghiệp sinh thái là gì? Việc lạm dụng chất hóa học trong làm nông sẽ ảnh hưởng đến chúng ta ra sao? Tại sao sâu bệnh lại xuất hiện, cách gì khắc phục? Và hàng loạt kiến thức quý giá khác về đất, nước trong nông nghiệp.
Shimpei Murakami viết cuốn sách một cách rõ ràng và lý giải cụ thể. Qua đó tác giả kêu gọi những người làm nông hãy chuyển ngay qua cách làm nông thuận tự nhiên, bỏ cách làm nông đầy chất hóa học. Không chỉ kêu gọi suông, mà những kiến thức đó là ông đã đi và quan sát tại nhiều vùng từ Nhật Bản đến Bangladesh. Những kiến thức cụ thể đó trở nên rất hữu ích với ai quan tâm đến nông nghiệp sinh thái.
Theo Shimpei Murakami, cuốn sách Những bài học từ thiên nhiên được viết ra với 2 mục đích. Thứ nhất, qua sách nhằm mong người dân hiểu nông nghiệp thuận tự nhiên là gì. Và thứ hai, chia sẻ những kinh nghiệm quý giá mà ông đã thực hành nông nghiệp ở quãng thời gian ông sống tại Bangladesh.
Đây là cuốn sách kinh điển đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ bỏ phố về quê. Trong cuốn sách này ngoài câu chuyện về cuộc đời mình, cụ Fukuoka còn đưa ra nhiều triết lý sống thú vị.
Câu trích dẫn: “Mục đích tối thượng của việc làm nông không phải là trồng cây mà là sự tu dưỡng và hoàn thiện con người” được lan truyền và trở thành cứu cánh của nhiều người về quê sống. Hơn thế, qua cuốn sách này người đọc tìm thấy được những cách làm nông thuận tự nhiên từ buổi sơ khai ban đầu.
Cuộc cách mạng một cọng rơm là trải nghiệm thực tế của cụ Fukuoka. Ông từ từ bỏ công việc của nhà khoa học, về quê và bắt đầu gắn bó với nông trại. Suốt cuộc đời làm nông dân của mình, ông chọn cách nói không với hóa chất, cày xới đất… Ông làm bạn với thiên nhiên, hài hòa với môi trường cỏ cây hoa lá. Qua những trải nghiệm, ông đã đúc kết được những kinh nghiệm quý giá và làm nông nghiệp thuận tự nhiên với chất lượng lẫn sản lượng vượt trội.
Với cụ Fukuoka, việc trở thành một người nông dân là cách tốt nhất để học những điều hay từ thiên nhiên. Và lối sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khác với đám đông vốn quen khái niệm hô hào chinh phục thiên nhiên.
Ngoài những cuốn sách nổi tiếng về thiền, Phật giáo, thầy Thích Nhất Hạnh trong tác phẩm Tâm tình với đất mẹ mang đến một góc nhìn mới về môi trường sống. Trong cuốn sách này thầy gọi trái đất bằng cái tên thân thương: Đất Mẹ. Từ đó thầy đi đến vũ trụ như một mối liên hệ mật thiết với nhau, ở đó ngoài Đất Mẹ sẽ có Cha Mặt Trời, Dì Trăng… Qua đó thầy nhắn nhủ tất cả mọi người cùng sống có trách nhiệm với đời sống.
Thầy Thích Nhất Hạnh viết trong sách: “Sở dĩ chim chóc vẫn được cái hạnh phúc trở về với mây trời thênh thang, sở dĩ hươu nai vẫn có cái thích thú chạy nhảy ở đồng quê, đó là nhờ khả năng đùm bọc và che chở của Mẹ. Mẹ đã tiếp thu, đã gặt hái ánh sáng của Cha một cách khéo léo để nuôi dưỡng đàn con của Mẹ và làm cho Mẹ xinh đẹp hơn từ gần một tỷ năm nay”.
Đặc biệt, trong vô số “con” của Đất Mẹ, loài người chính là đứa con được hưởng tình thương bao la nhất. Chúng ta có cơm ăn, nước uống, môi trường sống sạch, có lá hoa cây cỏ, có tiện nghi sinh hoạt hằng ngày… Nhưng chính chúng ta đã chối bỏ tình yêu thương của Đất Mẹ và gây thêm nhiều nỗi đau. Bằng chứng môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu đang biến đổi...
Trong Tâm tình với Đất Mẹ, thầy đã chỉ ra rằng, trái đất ở ngay trong chính chúng ta: “Bạn đang mang Mẹ Đất trong bạn. Mẹ Đất không ở bên ngoài. Mẹ Đất không chỉ là môi trường. Mẹ Đất là bạn”.
Và vì Mẹ Đất là ta, ta cần ý thức được rằng việc hủy hoạt đất đai chính là hủy thoại chính mình. Và để cứu lấy trái đất, điều cần là hãy “thở vào, ý thức về cơ thể bạn và nhìn sâu vào cơ thể để thấy rằng bạn là trái đất, và tâm thức bạn cũng là tâm thức của trái đất. Không chặt phá rừng, không làm ô nhiễm nguồn nước – chừng ấy chưa đủ”.
Theo thầy Thích Nhất Hạnh, đất chính là món quà quý giá nhất của loài người. Thế nhưng, chúng ta với sự tham lam đã thiếu tôn trọng đất. Chúng ta canh tác trên đất sai cách từ đó khiến đất đai bạc màu, hư hại theo thời gian. Thông đó, thầy nhắn nhủ mọi người cần có nghĩ suy nghĩ thấu đáo hơn, quay về nguồn cội, xây dựng một trái đất xanh và xinh đẹp như nó vốn là.
Con đường thoát hạn là cuốn sách của tác giả Siegel mô tả hành trình xử lý khủng hoảng nước ở Israel . Ở đất nước này, vì không sở hữu nguồn nước ngọt dồi dào nên họ đã tìm ra cách tự “sản xuất” nước bằng những cách thức sáng tạo lẫn liều lĩnh.
Cụ thể, người Israel tiến hành khử mặn nước biển, nước lợ, lẫn nước thải bằng hệ thống lọc cực kỳ phức tạp. Và thành quả, đến năm 2013, người Israel đưa ra tuyên bố rằng họ không phụ thuộc vào nguồn nước của thiên nhiên nữa. Từ đây, nhờ làm chủ được nguồn nước, họ bắt đầu làm chủ nền nông nghiệp, làm chủ kinh tế lẫn ngoại giao. Thậm chí, Israel còn sản xuất dư thừa nước ngọt và xuất khẩu được mặt hàng này cho những người dân láng giềng ở Palestine và Jordan.
Con đường thoát hạn vì thế là công trình được nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận. Ở đó tác giả đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn để mô tả một cách sinh động nhất cách đất nước mình vượt qua khủng hoảng nước ra sao. Con đường thoát hạn với 12 chương được trình bày khoa học cho độc giả thấy được lịch sử, hành trình thần của của đất nước này trong việc biến sự bất lợi thành lợi thế. Thông qua đó, giúp bạn đọc có một góc nhìn tổng quát nhất!
Con đường thoát hạn không chỉ dành cho những người đứng đầu một quốc gia về cách quản trị nguồn nước. Hơn thế, cuốn sách này còn là sách hay cho người yêu nông nghiệp, yêu thiên nhiên, và mong muốn kiến tạo một tương lai phát triển bền vững nhất.
Quả táo thần kỳ của Kimura thực sự là cuốn sách hay cho người yêu nông nghiệp sạch. Ở đó là câu chuyện về “gã điên” Akinori Kimura - nông dân Nhật Bản kiên trì theo đuổi việc trồng táo không dùng thuốc bảo vệ thực vật suốt 20 năm trời.
Akinori Kimura nói “Cứ điên với một thứ, đến lúc nào đó sẽ gặp được câu trả lời”. Và quả thật, ông đã dành cả đời mình để “điên vì một thứ” - là táo. Ở thời điểm cả thế giới trồng cây gì cũng dùng thuốc, Kimura lại nói không và dù rất nhiều thất bại nhưng cuối cùng ông đã tìm được cách!
Hành trình của trồng táo của Kimura quả thật rất thần kỳ. Sau khi quyết định đi ngược thiên hạ để nói không với thuốc, vườn táo của ông đổ bệnh, từ lá xanh sang lá đốm rồi vàng và rụng trơ trọi. Trong các năm tiếp theo, thu nhập từ vườn táo của ông về con số 0. Điều này những tưởng ông từ bỏ “cái điên” của mình, nhưng không ông đã tự nhủ “Chỉ thêm một năm nữa thôi, cố gắng xem sao”.
Cứ thế năm này qua năm khác, đến năm thứ 5 mọi việc vẫn khó khăn. Lúc này thiên hạ gọi ông bằng nhiều cái tên như “phá gia chi tử”, “đầu óc có vấn đề”, “ngốc sẽ lây đừng lại gần”... Cuộc sống gia đình ông đảo lộn, tiền hết, con không có quần áo mới, sách vở… biết bao nhiêu khó khăn dồn dập và cũng là thời điểm tăm tối nhất trong cuộc đời ông. Nhưng càng dấn thân, ông càng nhận thấy việc từ bỏ càng khó khăn, nếu từ bỏ thì chẳng phải những năm tháng tranh đấu vì chính mình trở nên vô ích sao?
Nhưng rồi cũng có lúc ông buông xuôi. Dưới rất nhiều áp lực, gánh nặng, ông đã nghĩ tới việc tự tử. Một buổi tối, ông mang theo sợi dây thừng với mục đích lên núi quyên sinh. Thời điểm đó, dưới ánh sáng của trăng ông đã phát hiện ra một điều kỳ diệu và giúp cứu mạng cũng như cuộc đời sau này của mình: Một gốc cây tươi tốt kết đầy trái ngọt!
Ông tự hỏi vì sao trên núi có nhiều côn trùng mà cây này lại tốt tươi đến thế? Ông quan sát, tìm tòi và phát hiện ra một bí quyết: Thì ra bùn đất, độ tơi xốp, không khí lẫn độ ẩm ở đây khác với đất trong vườn. Ông bừng tỉnh và nhận ra rằng chính chất đất mới là điều quyết định việc trồng táo. Ông xuống núi như tìm thấy con đường tươi sáng của mình!
20 năm ròng rã đi nhanh, những quả táo của ông Kimura trở thành thứ trái ngọt thần kỳ khắp trên thế giới. Một điều đặc biệt chỉ có ở táo của ông: Nếu cắt đôi quả táo, để trong 2 năm ngoài không khí thì chỉ héo khô, không hư thối. Điều mà táo thường không bao giờ làm được.
Sự hy sinh, sự chịu đựng, sự kiên trì đáng nể phục của Kimura lan truyền khắp thế giới. Thế nhưng với ông thành quả này là nhờ cây táo. Ông vẫn thường thì thầm với vườn cây của mình rằng: ““Xin lỗi vì đã bắt mày phải cố gắng quá mức. Mày không cần ra hoa cũng được, không cần ra quả cũng được, chỉ làm sao đừng chết khô cho tao nhờ nhé!”. Rồi đến khi có cây thực sự đã đơm hoa kết trái rồi, ông khẳng định: “Không, chẳng phải tôi đâu, là những cây táo đang cố gắng đấy”.
Tổng hợp bởi www.veque.com.vn
Tác giả bài viết: Farmer
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
05.09.2024
05.09.2024
30.08.2024
30.08.2024
23.08.2024
22.08.2024