Tại sao khi bên cạnh con cha mẹ nên ngừng sử dụng điện thoại?

Thứ hai - 05/04/2021 14:01
Theo thống kê, một người Mỹ trung bình dành 3 tiếng mỗi ngày cho điện thoại. Thậm chí các nhà tâm lý học còn cho rằng các gia đình hiện nay dành thời gian bên điện thoại nhiều hơn thời gian bên con cái, người thân.
cha me dung dien thoai min
Khi bên con cha mẹ cần ngừng dùng điện thoại.

Điều đó có nghĩa là, mặc dù con cái bên cạnh cha mẹ nhưng không có sự giao tiếp thực sự. Và cuối cùng, theo các chuyên gia tâm lý, chính những đứa trẻ phải gánh chịu những hậu quả mà cha mẹ gây ra. Dưới đây là những hậu quả nghiêm trọng của việc lạm dụng điện thoại mà các bậc cha mẹ nên quan tâm.
 

1. Trẻ nhỏ có thể bị rối loạn cảm xúc


Thiếu sự quan tâm của cha mẹ không chỉ khiến trẻ bi quan, chán nản mà còn có thể gây hại cho sự phát triển trí não của trẻ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã phát hiện ra rằng việc cha mẹ dùng điện thoại khi có con bên cạnh có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và dẫn đến rối loạn cảm xúc.

Ngay cả những điều nhỏ nhặt như nhắn tin cũng có thể có tác động tiêu cực về lâu dài. Đồng thời có thể gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lạm dụng chất kích thích.
khong nen dung dien thoai min
Hãy chơi với con thay vì dùng điện thoại.

2. Trẻ sẽ dễ tức giận hơn


Các nhà tâm lý học cho rằng cha mẹ nên đặt ra ranh giới về việc sử dụng điện thoại không chỉ cho con cái mà cho cả chính họ. Báo cáo cho thấy trẻ em cảm thấy "buồn, phát điên, tức giận và cô đơn" khi cha mẹ chọn điện thoại thay vì chơi với con. Một số trẻ có thể bắt đầu hành động giận dữ hơn, chẳng hạn như giật điện thoại để được bố mẹ chú ý.

Về lâu dài, việc dùng điện thoại khi con bên cạnh thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng. Đồng thời làm trẻ dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, tức giận hơn.

 

3. Trẻ mất đi hình ảnh tốt đẹp về cha mẹ


Đối với nhiều người, dù chỉ một phút mà không kiểm tra điện thoại là một cực hình. Các nhà nghiên cứu đã quan sát các gia đình tại nhà hàng thức ăn nhanh và phát hiện ra có khoảng 70% sử dụng điện thoại trong bữa ăn. Thậm chí, một số thành viên trong gia đình còn rút điện thoại ra ngay khi vừa ngồi vào bàn ăn. Bằng cách này, cha mẹ sẽ tước đi cơ hội nói chuyện trực tiếp với con cái.

Trẻ em bắt chước hành vi của cha mẹ và có được các kỹ năng xã hội thông qua giao tiếp với cha mẹ. Trẻ em học cách trò chuyện, bày tỏ tình yêu thương và thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nếu cha mẹ không làm gương, con cái sẽ bỏ lỡ những kỹ năng quan trọng này và có thể gặp vấn đề trong việc xây dựng các mối quan hệ khi trưởng thành.
con cai min
Trẻ em cần được cha mẹ quan tâm.


4. Con cái sẽ bị tổn thương


Có thể trong lòng cha mẹ rất yêu thương con cái, nhưng việc sử dụng điện thoại khi có con bên cạnh sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không đủ quan trọng. Theo kiểu những đứa trẻ này sẽ cảm nhận "cha mẹ yêu thương điện thoại hơn mình". Một khảo sát tại Mỹ cho thấy nhiều trẻ em cho rằng việc cha mẹ kiểm tra điện thoại khi nói chuyện với con luôn khiến trẻ tức giận. Thậm chí 56% trẻ còn tuyên bố sẵn sàng cất điện thoại của cha mẹ nếu có cơ hội.

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, trẻ em cần được quan tâm. Hãy giúp con cái hiểu rằng cha mẹ luôn yêu thương và quý trọng. Từ đó giúp con cái hiểu hiểu giá trị bản thân và biết rằng chúng xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất.

 

5. Trẻ sẽ trở nên thụ động 


Mối liên kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái bền chặt nhưng dễ bị tổn thương. Để chứng minh điều đó, các nhà nghiên cứu đã đánh giá hành vi của trẻ sơ sinh từ 7 đến 24 tháng tuổi trong tình huống khi mẹ ngừng chơi với chúng và thay vào đó là sự chú ý của chúng vào điện thoại.

Hóa ra trẻ có biểu hiện đau khổ và không hứng thú khám phá môi trường xung quanh khi mẹ đang sử dụng điện thoại. Và những hậu quả tiêu cực này xuất hiện: mẹ sử dụng điện thoại càng lâu, đứa trẻ càng tỏ ra tách biệt và thụ động.

Trẻ em luôn khao khát sự quan tâm, yêu thương từ cha mẹ. Việc bạn trả lời điện thoại, dùng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp thì không sao, nhưng trong các trường hợp khác, khi con bên cạnh, hãy cất điện thoại đi. Nó không chỉ mang lại niềm vui cho cả hai mà còn góp phần vào sự phát triển tình cảm của đứa trẻ và là một bước quan trọng khác để giúp trẻ thành một con người hạnh phúc và tự chủ.

Xem thêm: Có nên đăng ảnh con lên mạng xã hội? Hãy đọc kỹ trước khi quyết định

 

Tác giả bài viết: Farmer dịch từ Bright Side

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây