Về Quê - Nhà là nơi để vềhttps://veque.com.vn/uploads/logo-copy_500_208.png
Thứ tư - 05/07/2023 05:06
Đất trồng gồm mấy thành phần chính? Thành phần của đất trồng bao gồm những gì? Đây là những câu hỏi cơ bản cần biết trước khi bắt tay làm vườn. Tìm hiểu ngay!
1. Đất trồng là gì? Có vai trò như thế nào với cây xanh?
Trước khi tìm hiểu chi tiết đất trồng gồm mấy thành phần chínhVeque mời bạn đọc cùng điểm qua khái niệm đất trồng là gì và vai trò của đất trồng nhé.
Đất trồng là lớp bề mặt của vỏ trái đất có khả năng hỗ trợ thực vật phát triển tốt. Về vai trò, đất trồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với đời sống thực vật. Cụ thể như sau:
Đất cung cấp nước, oxy và hỗ trợ rễ cây phát triển.
Đất là nơi sinh sống của các loài vi sinh vật - "bộ máy" cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa dinh dưỡng cho cây phát triển.
2. Đất trồng gồm mấy thành phần chính?
Đất trồng gồm những thành phần nào Công nghệ 7 là bài học mà chúng ta bắt đầu tìm hiểu từ thời cấp 2. Nay Veque xin nhắc lại thành phần đất trồng bao gồm: Phần khí, phần lỏng và phần rắn. Chi tiết từng thành phần của đất trồng như sau.
2.1. Phần khí trong đất trồng
Phần khí trong đất trồng chính là phần không khí nằm ở các kẽ hỡ của đất. Thành phần của đất trồng này có vai trò cung cấp oxy cho cây, làm đất tơi xốp.
Cụ thể, phần khí này gồm có các loại khí sau: Oxy, nitơ, và carbon dioxide (tương tự không khí chúng ta sống). Tuy nhiên, trong đất trồng thì hàm lượng khí oxy ít hơn và nhiều khí carbon dioxide hơn.
2.2. Phần lỏng trong đất trồng
Khi tìm hiểu đất trồng gồm mấy thành phần chính bạn đọc đừng quên phần lỏng cực kỳ quan trọng này nhé. Cụ thể, phần chất lỏng này chính là nước có trong đất trồng.
Nước trong đất trồng cực kỳ quan trọng. Nếu đất trồng thiếu nước cây sẽ khô héo và chết dần. Bất kỳ cây cối nào cũng như thế cả. Vì nước có tác dụng hòa tan dinh dưỡng trong đất để rễ cây hút nước và muối khoáng thông qua hệ thống lông hút cực kỳ tinh vi.
2.3. Phần rắn trong đất trồng
Thành phần đất trồng bao gồm cả phần khí, phần lỏng và cả phần rắn nữa. Cụ thể, phần rắn trong đất trồng chính là chất vô cơ và chất hữu cơ. Tùy theo mỗi loại đất trồng tỷ lệ này sẽ thay đổi như sau:
Đất trồng vùng khô hạn: 95% vô cơ, 5% hữu cơ
Đất than bùn: 90% hữu cơ
Đất xám: 1% hữu cơ
Bạn đọc nên biết thêm, cả chất hữu cơ và chất vô cơ đều cần cho cây phát triển. Trong đó, chất vô cơ là thành phần chính chứa các chất hóa học như H,C, K, P, N.
Ngược lại, các chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng dến tính chất vật lý của đất và tác động gián tiếp đến cây trồng. Cụ thể hơn như sau:
Chất hữu cơ là nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong đất.
Chất hữu cơ tham gia phản ứng học học trong đất làm ảnh hưởng cấu trúc đất.
Một số chất hữu cơ giải phóng Kali, ion kim loại cho cây.
3. Phân loại đất trồng hiện nay
Ở trên là thông tin giải đáp đất trồng gồm mấy thành phần chính. Dưới đây Veque sẽ đề cập sâu hơn về cách phân loại đất trồng hiện nay.
Cụ thể, đất trồng hiện nay có 4 loại chính như sau:
3.1. Đất thịt
Đất thịt là gì? Là loại đất có tỷ lệ như sau: 25 - 50% là cát, 30 - 50% là mùn và 10 - 30% là sét. Trên thực tế, đất thịt phù hợp với mọi loại cây trồng do nó là sự kết hợp giữa đất cát và đất sét.
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ưu điểm, nhược điểm của đất thịt như sau:
Ưu điểm:
Đây là loại đất tốt nhất để làm vườn, bạn nào muốn về vườn sốngthì chọn ngay khu có loại đất này nhé.
Cây nào cũng có thể trồng trên đất thịt mà không cần tìm cách cải tạo đất hay bổ sung phân bón nhiều.
Đất thịt thoát nước tốt nhưng đủ tính chất để giữ ẩm, giữ dinh dưỡng cho cây phát triển.
Đất thịt ấm lên vào mùa xuân, nhưng mùa hè ít bị khô và mùa mưa thoát nước cực tốt. Có thể nó đất thịt là loại đất tốt nhất cho ai mong muốn làm nghề vườn.
Đất là nơi sinh sống của hàng triệu vi sinh vật nên làm tăng chất hữu cơ, độ mùn cho cây phát triển tốt.
Nếu trồng cây trên đất thịt thì không cần bón phân, cày xới quá nhiều.
Nhược điểm:
Mặc dù thoát nước tốt nhưng nếu gặp mưa nhiều, hoặc bạn tưới nước quá nhiều thì cây dễ bị úng, thối rế.
Ngược lại nếu không làm ẩm đủ thì đất bị vỡ, nứt.
Nếu sống ở khu vườn có đất thịt thì nên trồng cây gì? Câu trả lời là bất kỳ cây gì trồng cũng tốt nhé.
Thành phần đất trồng bao gồm lỏng, khí, rắn nhưng sẽ thay đổi theo từng loại đất. Với loại đất pha cát thường có nhiều ở vùng núi là loại đất thô có cát xen kẽ và đất khó kết dính nhau.
Thông thường, đất pha cát là loại đất có tới 80% cát và còn lại 20% là mùn, sét.
Ưu điểm:
Thoát nước cực nhanh
Thoáng khí, tơi xốp
Dễ cày xới để trồng cây
Nhược điểm:
Thoát nước nhanh, kém màu mỡ
Cây dễ héo, chết nếu không kịp tưới nước
Vi sinh vật không có môi trường phát triển nên đất nghèo dinh dưỡng, khó cải tạo.
Nếu bạn về quê sống, bạn có khu vườn đất cát thì trồng các loại cây sau nha:
Các loại cây ăn quả chịu hạn tốt: Dưa hấu, bí ngòi, bí xanh, ổi, xoài, chanh...
Các cây hoa chịu nắng tốt: Hoa cúc, hoa hồng, hoa hướng dương, hoa ly...
Các loại cây như mai, sen, xương rồng...
Các loại cây như khoai, lúa mạch..
3.3. Đất phù sa
Việc hiểu rõ đất trồng gồm mấy thành phần chính cùng tính chất từng loại sẽ giúp bạn chọn ra cây trồng thích hợp. Dưới đây là thông tin về đất phù sa.
Là loại đất có hạt nhỏ hơn cát nhưng lớn hơn sét. Đất phù sa là loại đất giàu dinh dưỡng, màu mỡ bậc nhất. Nếu bạn sinh sống ở quê có đất phù sa thì nên trồng các loại cây sau:
Đất sét là loại đất có hạt nhỏ và dính chặt vào nhau. Loại đất này có khả năng giữ nước, dinh dưỡng cực tốt. Tuy nhiên đây cũng chính là nhược điểm của đất sét: Thoát nước cực kém, và trong thành phần đất trồng này sẽ thiếu khí.
Để trồng cây trên đất sét thì phải cày xới để thoáng khí. Hoặc một số người sẽ chọn cách cải thiện kết cấu khi trộn đất sét với các loại đất cát, đất thịt...
Bạn biết rằng, thành phần đất trồng bao gồm khí, lỏng, rắn. Mà loại đất sét sẽ thiếu khí nên cần tròng các loại chịu ẩm tốt như sau:
Qua bài viết này, hy vọng không chỉ thông tin đến bạn đọc đất trồng gồm mấy thành phần chính mà còn giúp bạn đọc hiểu từng loại đất và chọn ra cây trồng phù hợp nhất khi về vườn nhé!