Đối với Kim Joo-tak và Noh Geon-hwi, Seoul đại diện cho hai mặt của một đồng tiền: lời hứa giàu có khi sống trong một đô thị hơn 25 triệu người, và sự bất bình đẳng đi kèm nếu chọn ở lại đó.
Thanh niên và các gia đình từ khắp nơi trên đất nước chuyển đến thủ đô Seoul - Khu vực thủ đô Seoul bao gồm Seoul, tỉnh Gyeonggi và Incheon - để tìm việc làm, giáo dục và nói chung là cơ hội để sống tốt hơn. Và trên thực tế, thủ đô này chính là nơi làm việc tốt nhất lẫn cơ hội giáo dục hoàn hảo. Tại đây có trụ sở chính của 14 công ty trong danh sách Fortune 500, bao gồm các công ty lớn như Samsung và LG. Mà như nhiều người ví, “In-Seoul” là cách thể hiện cảm giác khác biệt và tinh hoa.
Đối với một số người, giống như Kim, lời hứa về việc làm, các mối quan hệ và cuộc sống xã hội khiến việc chuyển đến đây là một lựa chọn hợp lý. Nhưng đối với những người khác, như Noh, các vấn đề của thủ đô, bao gồm ô nhiễm, sự ngột ngạt, giá nhà ở tăng vọt và bất bình đẳng kinh tế trở nên tồi tệ hơn do COVID-19 gây ra. Lúc này, với Noh trốn thoát là sự lựa chọn duy nhất.
Theo Noh, mặc dù tại chốn phồn hoa này luôn có các cơ hội đi lên trên các thang bậc xã hội. Nhưng nhiều lúc chính điều đó khiến anh tuyệt vọng. Và ở nơi mà có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới nhưng tỷ lệ tự tử lại cao nhất thì có còn nên gắn bó dài lâu hay không?
Trong khi đó, Kim, 27 tuổi, thất nghiệp và sống cùng bố mẹ ở thành phố Mungyeong, miền trung tỉnh Gyeongsang. Anh chuyển đến Seoul 3 năm trước với hy vọng tìm được việc làm trong quân đội hoặc chính phủ. Anh sống ở ngoại ô Ilsan phía bắc Seoul và làm nhiều công việc bán thời gian lẫn học luyện thi để kiếm việc làm ổn định.
Nhưng cuộc sống tại thủ đô khiến anh ớn lạnh. "Việc lái xe hay đi phương tiện công cộng đều rất khó khăn do thường xuyên tắc nghẽn. Mặt khác giá nhà ở quá cao", Kim nói, và cho biết hiện anh thuê ở ngoại thành với 360 USD tiền nhà mỗi tháng. Trong khi đó, nếu ở trung tâm con số này sẽ cao gấp ba lần.
Hiện nay, Hàn Quốc đang lên ý tưởng chuyển thủ đô từ Seoul đến Sejong, một thành phố cách Seoul khoảng 121km về phía nam. Theo các quan chức nước này, đây là một nhiệm vụ cấp bách để giải quyết vấn đề "dân số ở Seoul đông chưa từng có và nguy cơ chứng kiến nông thôn của biến mất trong tương lai gần”.
Một con số đáng chú ý, hiện nay ở xứ sở kim chi có 105 thành phố, quận và huyện là khu vực có nguy cơ tuyệt chủng trong tổng số 228 thành phố. Ở các khu vực này, số phụ nữ từ 20 đến 39 tuổi không bằng một nửa người già (65 tuổi). Điều này nếu không thay đổi sẽ khiến thành phố đó bị xóa số trong 30 năm tới.
Tuy nhiên với những người trẻ tuổi như Noh, họ không thể chờ đợi cuộc dịch chuyển thủ đô. Thay vào đó họ chọn cách sống riêng của chính mình. Và Noh đã khiến nhiều người bất ngờ khi chuyển đến Naju - thành phố cách Seoul 28 km với chỉ 100.000 dân.
Tại nơi sống mới này, Noh bắt tay thành lập công ty sản xuất nội dung có tên NiNaNo Planning với hai người bạn từ Seoul. Những người mà Noh miêu tả rằng "họ cảm thấy kiệt sức khi sống ở thủ đô ngột ngạt".
Nhưng Noh cho biết hiện tại cuộc sống của anh dù muốn dù không thì vẫn phải bám lấy Seoul. Lý do: Phần lớn doanh thu của công ty anh đến từ công việc tự do liên quan đến thiết kế sân khấu, chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế công nghiệp cho các tổ chức có trụ sở tại Seoul. "Nhưng chúng tôi cố gắng sống tại Naju và chúng tôi đang chờ đợi sự bùng nổ xảy ra ở đây và các vùng nông thôn khác của đất nước" - Noh cho biết.
“Chúng tôi muốn nói với giới trẻ rằng tất cả những gì bạn cần làm là tận hưởng cuộc sống. Và điều này không yêu cầu bạn phải sống ở Seoul hay làm việc trong một tập đoàn lớn. Bạn chỉ không cần lo lắng".
Xem thêm: Những người trẻ Trung Quốc vỡ mộng chốn thị thành
Tác giả bài viết: Farmer dịch từ South China Morning Post
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
05.09.2024
30.08.2024
30.08.2024
23.08.2024
22.08.2024