Với quyết tâm theo đuổi cách làm nông nghiệp thuận tự nhiên, Trần Thị Hằng (26 tuổi, Hà Tĩnh) và Nguyễn Thị Ngà (24 tuổi, Hà Nội) đã bỏ ngang công việc đang làm để lên rừng thuê đất mở trang trại.
Năm 2018, hai cô gái trẻ này quyết định theo đuổi cách làm nông nghiệp thuận tự nhiên mà tác giả cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm xây dựng. Tháng 6 năm đó, Hằng và Ngà xin nghỉ công việc đang làm để thuê khu rừng rộng 1 ha ở thôn Đồng Xuân, xã Thạch Xuân, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh bắt đầu giấc mơ của mình.
Về hành trình này, Hằng và Ngà cho biết khi mới đến đây, cả khu đất rất khô cằn. Để trồng được rau, cả hai phải đi nhặt phân bò, lấy bèo tây và rơm rạ ngoài ruộng để cải tạo đất. Tất nhiên, theo cách làm nông này cả hai quyết chí không dùng phân bón hóa học.
Mặc dù với rất nhiều người chung quanh, cách làm của hai cô gái này là gàn dở. Nhưng Hằng và Ngà cho biết rằng, cả hai đều hài lòng với cuộc sống hiện tại.
“Quá trình sinh sống trong rừng, em và chị Hằng đã học được cách tự tạo ra thức ăn, thảo dược và làm đồ thủ công. Vì thế, mọi vật dụng, đồ dùng trong trang trại đều được làm từ các cành cây, ván gỗ thay thế cho đồ nhựa. Rau củ quả hay những sản vật bán cho người dân cũng được gói bằng lá chuối thay cho túi ni lông. Chúng em cảm thấy hạnh phúc khi sống xanh, hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ” - Ngà chia sẻ trên báo chí.
Nói về tương lai xa hơn, cả hai tâm sự rằng làm nông theo cách này không phải vì lợi nhuận. Mục đích chính là để lan tỏa lối sống thuận tự nhiên đến cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ.
Là người đi nhiều nơi, lắng nghe nhiều tâm sự của nông dân, Lập cho biết những người làm nông hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng khiến cuộc sống của họ khó khăn nhiều hơn.
Lúc này, theo Lập, cách làm cần thiết để phát triển bền vừng là phải lan tỏa những kiến thức về làm nông nghiệp thuận tự nhiên, cụ thể là mô hình vườn rừng đến bà con. Bởi theo Lập, vườn rừng tạo nông sản sạch, đa dạng hóa được sản phẩm và tăng thu nhập, giảm rủi ro kinh tế, cải thiện năng suất. Cùng với đó sẽ phục hồi hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vì biết người dân sẽ "không tin" nếu không thấy tận mắt. Nên Lập quyết định thực hiện dự án Tre Mỡ như một khu vườn kiểu mẫu. Từ những hiểu biết của mình, Lập đã viết rất nhiều bài viết để chia sẻ kiến thức với bà con nông dân, cũng không ngại khó khăn đi khắp nơi tư vấn, thiết kế miễn phí vườn rừng cho người dân.
Theo Lập, lan tỏa để người dân hiểu hơn về làm nông nghiệp bền vững là cách để bảo vệ môi trường, vì một hành tinh xanh. Trong đó, trồng cây giúp con người trở nên tốt hơn. Lập rất thích triết lý của Masanobu Fukuoka: "Mục đích tối thượng của việc làm nông không phải là trồng cây, mà là sự tu dưỡng và hoàn thiện con người".
Mời bạn đón đọc bài viết số tới: Những người trẻ về quê làm Youtube
Tác giả bài viết: Farmer
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
05.09.2024
30.08.2024
30.08.2024
23.08.2024
22.08.2024