Cách phòng rắn vào nhà khi về vườn sống

Thứ ba - 31/01/2023 02:19

Về vườn sống sợ gì nhất? Với nhiều người câu trả lời là: Rắn. Vậy phải cách phòng tránh rắn vào nhà như thế nào? Bài viết sau đây của tác giả Nông trại Bảo Bảo mời bạn đọc cùng theo dõi.

Cách phòng rắn vào nhà
Theo kinh nghiệm nuôi chó sẽ giúp bảo vệ khỏi rắn vào nhà.

 

5 điều cần biết về loài rắn


Trước khi tìm hiểu cách phòng rắn vào nhà hãy dành ít phút để hiểu đặc tính của rắn. Dưới đây là 5 điều cần biết về loài vật này nhé.

  1.  Rắn là động vật máu lạnh nên cần những nới ấm áp để sống, nơi có chỗ phơi nắng để dưỡng nhan, chỗ mát mẻ để trú khi trơi quá nắng hoặc cao ráo phòng khi mưa (lý do rắn hay vào nhà khi mùa mưa là như thế).

  2. Mắt rắn không nhìn được đa sắc như chúng ta, chúng chỉ nhìn được các hình khối đơn sắc và vài loài nhìn thấy thân nhiệt của con mồi. Thị giác chúng rất kém. Chúng lần theo con mồi bằng cách dùng cái lưỡi như cái rada bắt các phân tử mùi của con mồi để lại thế cho nên cứ thấy rắn nó lè lưỡi hoài là như thế.

  3. Rắn là một loại động vật nhút nhát, chúng luôn lẫn tránh con người và các loài vật lớn khác, không chủ động tấn công nếu không bị chọc ghẹo, giẫm đạp hay dồn vào đường cùng. Tuy nhiên điều này không áp dụng với rắn hổ mang chúa, các loài trăn cực lớn như Araconda, trăn gió... bọn này rất hung hăng bố đời, máu liều nhiều hơn máu não nên chẳng sợ ai, thấy nó thì né đi chứ nó rượt cho chạy tụt quần à.

  4. Rắn thường săn các động vật nhỏ như chuột, cóc, nhái... và 1 năm lột da 1 lần, sau khi lột ra rắn rất yếu phải kiếm vài ngày để trốn.

  5. Phân biệt rắn độc hay rắn không độc bằng cách nhìn cái đầu nó tù tù hình thang là rắn không độc, nhọn nhọn hình tam giác là rắn độc. Khi bị cắn thì hàm răng đều nhau nhà rắn không độc, hàm mà có 2 cái lỗ là rắn độc.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, các loại rắn độc được chia ra làm hai loại: loại độc thần kinh và loại độc máu.
 

  • Loại độc thần kinh: chất độc tấn công vào hệ thần kinh, làm mất ý thức nhanh, gây tê liệt hệ vận động… và tử vong. Một số loại nổi tiếng gồm: Rắn hổ mang chúa và loài rắn hổ.

  • Loại độc máu: Chất độc tấn công vào hệ tuần hoàn. Phá hủy hồng cầu, làm đông máu, gây suy đa phủ tạng… dẫn đến tử vong. Rắn lục và loài rắn lục.
     

Cách phòng rắn vào nhà như thế nào?


Cách phòng rắn vào nhà có khá nhiều cách theo kinh nghiệm dân gian. Dưới đây là một số cách mà mình thấy khá ổn bạn đọc có thể áp dụng nha.
 

  1. Theo dân gian thì trồng sả: Phải nói rằng sự thật là nếu cây sả bị bẻ dập ra và toả ra tinh dầu thì sẽ có tác dụng xua đuổi rắn vì sả làm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của chúng.

    Tuy nhiên thường ai mà bẻ cây sả liên tục làm chi nên việc trồng sả theo bụi là vô tác dụng, có khi nó chui vô đó tránh nắng luôn. Nên cũng cần tính toán việc cắt lá liên tục khi trồng sả quanh nhà.
     

    Dựa theo đặc tính của rắn thì cứ trồng các loại cây có mùi mạnh là được như Hương Nhu, lavende, củ hành củ nén củ tỏi các kiểu nhé.

  2. Giữ cho không gian quanh nhà luôn thoáng: Tránh những chỗ rắn có thể ở, đặc tính của rắn là chui rúc và rất nhát nên thường lẫn ở những nơi rậm rạp.

  3. Rắc muối quanh nhà: Đây là cách phòng rắn vào nhà khá hay vì muốn sẽ khiến rắn né vì thứ nhất là xót, thứ hai là muối là làm hỏng vị giác của chúng.

  4. Nuôi chó phòng rắn là lựa chọn không tồi: Nhất là các loại chó Dingo, Mông cộc, Phú Quốc, Bắc Hà... vì chúng giỏi săn bắt, xua đuổi mà rắn thì nhát lắm, thấy động là chạy, còn các giống cho lai, chó nhập nếu không được dạy thì không ổn.

  5. Nuôi mèo để phòng răn vô nhà: chọn con mèo nhanh nhẹn, siêng năng hoạt bát. Cụ thể mẹo chọn mèo là: Nhấc mèo lên từ phía sau da cổ, toàn thân co tròn lại là mèo thích bắt chuột, ngược lại chân và thân duỗi thẳng, mèo vụng về. Mèo có mũi đen, nhọ: Hay ăn vụng, ngang bướng, khó dạy bảo. Mắt xanh da trời, toàn thân màu trắng: Hiền lành nhưng chậm chạp. Mèo đuôi xoắn ( đuôi chìa khoá ): rất khôn và trung thành với chủ. Mèo vân áng (hình cuộn xẫm màu trên bộ lông tựa vẽ các áng mây ): Thân thiện, hay làm nũng với chủ.

phong ran vao nha
Xung quanh nhà cần thoáng, tránh ẩm thấp để rắn sinh sống.

 

Làm gì khi bị rắn cắn?


Ở trên là những cách phòng rắn vào nhà khá tốt, tuy nhiên khi về vườn sống bạn cần chuẩn bị tinh thần đối mặt với loài rắn. Trường hợp bị rắn cắn nên lưu ý các điều sau nha.

  1. Bình tĩnh kiểm tra rắn độc hay rắn thường. Nếu rắn độc thì hạn chế di chuyển, ga rô phía trên vết cắn 15cm đừng di chuyển hoảng loạn chạy nhảy ngăn độc chạy về tim. 15 phút nới lỏng tầm 1 phút rồi cột xịch lên chút tầm 5cm. Càng hoảng loạn càng nhanh đi nhen. Cách tốt nhất gọi cứu viện.

  2. Lấy quả đậu lào tách đôi ra đắp vào vết cắn để hút độc ra, thấy bảo lấy trứng gà đập cái lõi nhỏ ghé miệng lổ vào vết cắn cũng có tác dụng tương tự. 

  3. Theo kinh nghiệm mấy người đi rừng nói với nhau thì khi bị rắn cắn mà vô cách thì ngồi xuống, nhắm mắt lại cua các loại lá xung quanh nhai hết rồi nuốt, lấy vả đắp vào vết thương, trúng lá gì thì trúng. Các cụ lý giải rằng vạn vật tương sinh tương khắc, chỗ nào rắn sinh sống thì chỗ ấy có cây trị được loại độc đó, với lại nhắm mắt lại khỏi biết cây gì cứ chắc là có thuốc rồi đây là một liệu pháp tâm lý rất hay.

  4. Nghe đâu cây lá duối có thể trị hầu hết các loại độc rắn bằng cách ngắt lá nhai nuốt và lấy bả đắp vào vết thương. Nên trồng cây duối đê bà con, tương tự với đu đủ cũng được.


Trên đây là tổng hợp những điều mình biết về cách phòng rắn vào nhà vì mình sống từ nhỏ ở núi rừng nên thường đi theo phường săn, nghe kể được nên viết lại. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trên hành trình về rừng, về vườn sống nhé!

>>> Xem thêm: Chim bìm bịp: Thiên địch của loài rắn


 

Tác giả bài viết: Nông trại Bảo Bảo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây